Trời Sáng Rồi, Chúc Ngủ Ngon!

Sự Thật Và Mãi Mãi


trước sau

Tôi ngẩn người nhìn vào tờ giấy khám bệnh trong tay…

…Đây là lừa gạt người!? Ai có thể đến nói cho tôi biết, đây là lừa gạt người đi…..Giống như trong tiểu thuyết, bác sĩ đưa nhầm sổ khám bệnh sau đó thật thà đến xin lỗi, cười hì hì và nói với tôi….Rất xin lỗi, tôi nhầm rồi…Thực ra cháu không bị bệnh gì hết, rất khỏe mạnh! Cháu có thể sống đến 70-80 tuổi!

…Đúng vậy! Nhất định là nhầm rồi.

Trong lòng trống rỗng của tôi cứ liên tục lặp đi lặp lại nhấn mạnh nhầm rồi. Cũng có lẽ vì sợ hãi sự thật tàn nhẫn này mà tôi cứ nhấn mạnh như vậy.

Tôi ngẩng đầu nhìn trần nhà trắng muốt, điều chỉnh lại đống hỗn độn trong đầu, lấy tay xoa xoa đỉnh đầu, giống như người thất bại mỏi mệt, tôi lại nhìn lại sổ khám bệnh trong tay.

Tờ giấy nặng nề khiến tay tôi không ngừng run rẩy, mắt nhìn đăm đăm vào những con chữ rồng bay phượng múa trong sổ khám bệnh, cuối cùng đầu cũng nổ tung “ầm” một tiếng. Tờ giấy vô lực chầm chậm rơi xuống và đáp trên mặt đất, tôi như đứng không vững lùi từng bước về sau, lưng dựa vào tường, tay cũng vịn vào bức tường lạnh như băng không hề hay biết.

Không gian, thời gian dài tựa như bụi gai trong rừng đầy tuyệt vọng, trong khoảnh khắc khóa chặt tim tôi.

Thì ra là thế…Chẳng trách…A…

Tôi cười đầy chua chát, cười đầy mệt mỏi. Ngẩng đầu lên, tôi dựa lưng vào tường, hai tay như không còn sức lực buông thõng.

Nếu như vậy thì tất cả những chuyện khác thường xảy ra liên tiếp gần đây ….Thì ra là như vậy…Thì ra là như vậy…

Chẳng trách gần đây bố mẹ đặc biệt quan tâm, chị gái lâu rồi không về lại xuất hiện ở nhà…hơn nữa lại liên tục nghiên cứu, khảo sát các bệnh viện lớn nhỏ khác nhau. Tuy trong lòng tôi có cảm nhận được đôi chút nhưng dẫu thế nào thì trong lòng tôi vẫn có chút ảo tưởng… Việc này đã đập tan cái ảo tưởng ấy khiến người ta thương tích đầy mình, sự thật tàn nhẫn khiến tôi sụp đổ chỉ trong khoảnh khắc, dù sao ngày hôm qua… Ngày hôm qua tôi vẫn còn cười đùa…ném bóng…rượt đuổi nhau với bạn bè ở sân bóng. Kết quả này, bảo người khác chấp nhận sao đây?

Tôi siết chặt tay phải đang không ngừng run run… Chẳng biết từ lúc nào cảnh vật xung quanh bắt đầu nhạt nhòa…lúc nào nước mắt đã tràn khóe mi…

Cảm giác tuyệt vọng thoáng cái đã che phủ toàn bộ hi vọng…

Bố đẩy cửa ra làm tôi hoảng sợ, sững sờ trong chốc lát song rất nhanh lại khôi phục lại vẻ mặt tươi cười không mệt mỏi.

Tuy chỉ là trong tích tắc nhưng tôi biết, vẻ mặt mệt mỏi, tuyệt vọng của bố trong giây lát ấy… Bỗng nhiên tim đau giống như bị kim đâm, mà trong mắt vị bắc sĩ kia là thương hại, thương hại đến mức trắng trợn….

“Xin lỗi, nhiều người quá nên con chậm một chút. Đi thôi, trưa nay ăn gì hả bố? A, đúng rồi, đi ăn Mc gì đó (McDonald). Con lớn thế này rồi còn chưa ăn cái Mc gì kia bao giờ, ha ha…” Bố cười hiền hòa, xoa xoa cái đầu bóng loáng của ông.

Nghe thấy tiếng cười yếu ớt của bố vang lên không chút sức lực, không hiểu sao lòng tôi thắt lại.

A, bố vẫn còn tiếp tục giả vờ xoa đầu? Không thể không khâm phục ông, từ nhỏ đến lớn, ông rất nhẫn nhịn, bất kể khổ như thế nào bố đều cắn răng chịu đựng. Vì muốn tiết kiệm tiền thuốc gây tê, bố kiên cường nhận hai lần mổ liên tiếp từ bác sĩ, còn có thể toát mồ hôi lạnh, khuôn mặt tái nhợt song vẫn cười hì hì nói: “Thuốc gây tê không tốt cho cơ thể…”

Thân hình to lớn ấy bất tri bất giác vì cản gió che mưa cho tôi suốt mười tám năm qua chưa từng lùi bước….Bỗng dưng thân hình to lớn mơ hồ trước mắt có chút già nua, có chút xa lạ, dường như mái tóc bạc của bố hôm qua vẫn còn đen nhánh.

Tôi cười châm chọc, khóe miệng hơi nhếch, nhìn vào vẻ mặt mỏi mệt không chịu nổi của bố, hai hàng nước mắt dạo chơi không một tiếng động lăn dài. Lưu lại một vệt nước mắt nóng bỏng.

Tôi bướng bỉnh nhẫn nhịn hơn mười năm, mà nước mắt hơn mười năm ấy cuối cùng cũng rơi xuống, từng giọt từng giọt với vẻ mặt tươi cười.

Bố nhìn vẻ mặt vừa cười vừa khóc của tôi, khóe miệng dần hạ xuống, sững sờ đứng đó, mặt tái dần. Môi mấy lần hơi mở ra lại khép lại, giống như đang cầm đồ cổ, sợ làm rơi vỡ, không hiểu sao lại không dám đi về phía trước, hệt như một đứa trẻ cẩn thận cầm món đồ cổ không đáng tiền… cẩn thận đến mức ngay cả trên món đồ cổ đó xuất hiện vết nứt lúc nào không biết. Đáng thương như vậy, mỉa mai như vậy, nhưng lại làm người ta cảm thông.

“Thân là người trong cuộc con có quyền biết sự thật mà?” Nếu dùng một từ để hình dung từ ngữ mà tôi dùng thì đó là “đúng mực”.

Dường như bị sự ung dung và bình thản của tôi dọa sợ, ánh mắt khó mà tin nổi của bác sĩ sững sờ nhìn tôi trong giây lát, khẽ chau mày rồi lấy một bao thuốc lá từ trong túi ra và rút một điếu cầm trên tay. Sau đó nhanh chóng đánh bật lửa đốt, đi qua bảng “Cấm hút thuốc” treo trên tường đến bên cửa sổ, hít mạnh một hơi, một tay mở cửa thở hắt ra.

“Căn bệnh xuất hiện ở thanh thiếu niên, rất ít gặp….”

“Nói thẳng chuyện chính đi! Cháu có thể sống bao nhiêu ngày nữa, tỉ lệ phẫu thuật thành công là bao nhiêu?” Tôi cười châm chọc, phá vỡ vẻ đa sầu thương cảm của ông ấy.

Có lẽ vẻ mặt bình tĩnh của tôi lúc đó quá đáng sợ, bác sĩ nhìn tôi vài giây, lấy tay nắm chặt đầu thuốc, giữa lông mày nhăn chặt lại: “Đại khái khoảng 1314 ngày, tỷ lệ phẫu thuật thành công rất cao nhưng chỉ sống thêm được mười đến hai mươi năm nữa. Vả lại, phí rất đắt đỏ! Là một người tôi có thể không tính toán, là một bác sĩ, trên góc độ toàn bộ loài người trên thế giới tôi hi vọng cô có thể dùng cơ thể….”

Nực cười! Nếu đều khiến tôi chết lại còn đưa cho tôi một con số vĩnh hằng! Vận mệnh đáng châm chọc làm sao!

“Cảm ơn.” Tôi cố gắng làm vẻ mặt tươi cười: “Nhưng cháu còn chưa vĩ đại đến mức đi cứu rỗi cả thế giới. Vả lại, con người sẽ mãi mãi ghi nhớ sự cảm động khoảnh khắc thực nghiệm thành công, nhưng lại không nhớ đến tên con chuột bạch cống hiến sinh mạng cho thực nghiệm ấy. Thậm chí đến việc nó có tên hay không là một việc, hay chỉ có một danh hiệu đáng buồn.”

Trên mặt bác sĩ lại xuất hiện vẻ khinh ngạc, nhưng tôi lại không để ý đến ông.

“Đi thôi bố, so với cái Mc gì kia con càng thích ăn cơm mẹ nấu hơn.”

Không đợi đến lúc bố có phản ứng tôi đã trực tiếp kéo bàn tay to thô ráp của bố đi ra bệnh viện.

Vẫn rắn chắc và ấm áp như trước đây. Tôi nhớ có bài văn viết như thế này: “Nhớ lại ấm áp như vậy, cách xa đã bao nhiêu năm rồi, lần này đến lượt tôi nắm tay bố đi về phía trước!” Nhưng còn tôi cầm tay bố mang ông tiến vào hiện thực, nhìn thẳng vào cái chết của tôi.

Châm chọc và nực cười cỡ nào.

Cùng bố ra khỏi bệnh viện, đi đến bên đường phồn hoa.

Bố vẫn không ngừng nói bên tai tôi “Muốn ăn cái này, cái kia hay không”. Tôi cười, có lúc lắc đầu, có lúc thấy mệt mỏi nói một câu “Con không thích ăn”.

Tôi biết, những hơi lạnh đó không phải là bản năng, chỉ là bố đang cẩn thận bảo vệ lòng tự trọng đáng thương của tôi.

Trong mắt bố những thứ bánh gì đó đều là xa xỉ, không thể nghi ngờ là đang ăn thịt ông.

Mà bây giờ bố cũng không biết phải làm sao…

Đúng, chỉ là không biết phải làm sao. Không biết phải đối diện với tôi như thế nào… Đối diện với tôi ngày hôm qua vẫn còn vẫy tay bắt xe buýt đến trường, nói “Con đến trường đây”. Hôm nay không biết phải mở miệng thế nào, nói câu “Con sắp chết rồi…”

Tất cả đều không phải là bố sai, chỉ là bố không biết phải làm sao. Sai là ở vận mệnh, tôi đang sống chỉ là vận mệnh mà thôi. Mà bố chỉ đóng vai trò kết thúc kịch bản, không ngờ lại chỉ thấy được tuyệt vọng sau cái lưng của hi vọng.

Đồng thoại gì đó đều là nói dối, đánh rơi giày thủy tinh là kế hoạch nguyền rủa hoàng tử.

Đột nhiên bố dừng bước, tôi cũng dừng theo, ngoảnh lại nhìn bố chăm chú. Nghiêm túc đối diện như thế đã cách bao nhiêu năm rồi? So với trước đây, trên khuôn mặt bố ngày càng thêm nhiều những nếp nhăn và cảm giác tang thương.

Bố đứng đó, âm thanh như run run “Có muốn mang về một chút không?”

Cả người tôi giống như bị sét đánh, vất vả lắm mới ngăn được, nay nước mắt lại tràn khóe mắt… Tầm nhìn mờ mờ từ từ dời đi, ngày càng rõ nét – Thái Điệp Hiên.

(BT: Thái Điệp Hiên: chuỗi cửa hàng bánh ngọt có tiếng của Trung Quốc)

Ký ức lướt nhanh như cưỡi ngựa xem hoa, tựa như ánh sáng quay về không ngừng.

“Có muốn mang về một chút không?” Một câu nói đã bao nhiêu năm rồi? Hôm nay nhớ lại vẫn xúc động vô cùng.

Trong nhà rất nghèo, cái nghèo cũng có nhiều loại, nhưng khái niệm mãi mãi chỉ có một, đơn giản là nơi ở rách mướp, chất lượng thức ăn ba bữa. Nhà tôi không có đồ trang trí đẹp đẽ, không có đồ ăn vặt, nhưng mỗi lần ra Thái Điệp Hiên chơi cùng bố, tôi ngồi trên đầu xe tải (một loại xe đơn loại hình cũ), rướn cổ lên, học theo người lớn dùng ánh mắt sâu sắc ngắm Thái Điệp Hiên. Lúc đó, bố luôn nhẹ nhàng cười và nói “Có muốn mang về một chút không?” Tôi và chị gái (chị ngồi cuối xe) đều vẫy tay bảo vâng, sau đó vội vàng vọt vào “thiên đường”.

Sau khi về nhà sẽ bị mẹ mắng không nhiều cũng ít, nhưng mỗi lần bố đều nói “Không sao đâu, trẻ con đều thích ăn mà!”. Sau đó bố sẽ bày lên, tỉ mỉ ăn vài cái, nói rất ngon, cuối cùng bảo no rồi, thế là tôi với chị vui mừng quá độ mà nhét đầy miệng.

Lúc đó chúng tôi ngay thơ không quan tâm quá nhiều, quan tâm có hay không, dẫu có ít chúng tôi đều rất hạnh phúc, hạnh phúc của người nghèo.

Chỉ là chúng tôi không biết chúng tôi lúc đó đau nhói khắc sâu xem lòng tự trọng của bố.

Tôi hít sâu một hơi, bày ra nụ cười sáng lạn, giống như trước kia nói “Vâng, được ạ!”.

Đủ loại bánh ngọt tôi đều xem rất nhiều, lúc thanh toán là 102 tệ, bố nở nụ cười chất phác, lộ ra nếp nhăn trên mặt người nông dân phúc hậu.

Bố trả tiền rất sảng khoái, nhìn bố một thân toàn hàng giảm giá, một nông dân hàng thật giá thật, vì tôi và chị, vì gia đình, rất khó tưởng tượng được đôi tay kia chảy bao nhiêu máu và mồ hôi, thân người cao lớn kia trải qua bao nhiêu cái chói chang nắng gắt, chống lại bao nhiêu mưa gió. Nước mắt không chịu thua kém lại tràn đầy khóe mắt.

Bố nhắc đến cái túi bánh mì cười với tôi, lần này là nụ cười thật tâm, cười tươi vui như vậy.

Bố chủ động kéo tay tôi, trong khoảnh khắc ấy, cái vỏ bọc kiên cường của tôi cuối cùng cũng bị xé nát, giống như mười mấy năm trước lui vào trong bàn tay ấm áp, dày dặn của bố.

Bàn tay ấm áp kiên định của bố nắm lấy bàn tay thô ráp lạnh băng.

“Sao thế?” Bố thấy tôi ngơ ngác ở đó, hỏi.

Tôi cố gắng nhịn nước mắt, khàn khàn nói: “Không, không có gì, về nhà thôi ạ!”

Tôi biết mình không thể khóc, nếu tôi khóc thì những người yêu tôi sẽ không thẻ khóc nữa.

Trên thế giới này chỉ có hai kiểu người, một kiểu là người kiên cường không thể khóc, một kiểu là tùy theo lòng mình mà khóc.

Lại đến đường lớn lần nữa, không biết khi nào bầu trời phủ một màu ảm đạm, có thể màu ảm đạm ấy làm cho tiết tấu trên đường càng thêm gấp gáp.

“Đi thôi, lúc nữa có thể mưa đấy.”

“Vâng.” Tôi khẽ đáp, cẩn thận đi phía sau bố.

Nhìn từng điểm cắt nhau chữ thập trên mặt đất, tôi bỗng bật cười, còn nhớ lúc nhỏ cũng nắm tay bố như thế, cố ý nhảy từng bước trên các điểm ấy, muốn vượt qua bước chân bố. Chỉ có điều, khi ấy còn nhỏ nên dẫu nhảy thế nào cũng không thể nhảy lên trước… Ngẩng đầu lên nhìn bóng lưng của bố, rất cao cũng rất tang thương.

Kì lạ là có nhìn bóng lưng ấy như thế nào đều không thấy chán…

Có lẽ con đường tấp nập đã làm lòng tĩnh lại, bố cũng không hỏi này nọ nữa, cứ trầm mặc đi về phía trước.

Lúc đến bến xe, chiếc xe trước mặt đã chật chỗ rồi.

Bố muốn lùi lại nhưng lại bị mọi người đẩy lên xe, tôi nhìn thấy bố trong đám người hỗn loạn bỗng có cảm giác sinh ly tử biệt. Dường như tôi vừa thả tay, bố sẽ bị dòng thủy triều của vận mệnh mang đi, tôi và bố sẽ rời xa, cách nhau rất xa rất xa, cách cả mọi thứ đã qua.

Tôi nhìn thấy người càng ngày càng đông, nhìn bố cực khổ đấu tranh, cuối cùng tôi cũng đưa tay, nhìn thấy tàn ảnh bố đi vào dòng người, bị đẩy lên xe, chạy như bay mà đi.

Để bố không phải lo lắng, tôi nhìn bố bằng ánh mắt an tâm, nói, không việc gì đâu, đợi lát nữa con sẽ tự về.

Ừm, không sao đâu, chỉ là trước dòng chảy của vận mệnh chúng ta không có biện pháp nào cả, phải chịu bó tay.

Chính bởi vì vô năng cho nên, không sao đâu.

Bố đi không lâu sau, bầu trời đã đủ nhẫn nại cuối cùng cũng mưa phùn, không to không nhỏ, đủ để làm ướt mọi người, và, cũng đủ làm lạnh cóng cơ thể mỗi người.

Trong màn mưa lớt phớt, tôi tự giễu cười, cũng cảm thán cơn mưa này kịp thời che đi nước mắt của tôi, có thể là cái cớ cho tôi rơi lệ.

Tôi ngẩng đầu 45 độ nhìn lên bầu trời, cố gắng nhìn rõ từng hạt mưa, nhưng nuối tiếc vẫn chưa nhìn đủ nó đã từ biệt mà đi. Đây có giống tôi không? Vất vả lắm mới lên sân khấu thì đã liền phải nói tạm biệt…sau đó hạ màn không tiếng vỗ tay.

Không biết ai từng nói, tôi thích ngẩng đầu nhìn bầu trời là bởi vì không muốn nước mắt dễ dàng rơi xuống. Câu nói đó rất đúng.

Tôi vươn tay chặn lại một chiếc taxi, tôi phải nhanh về nhà, không thể để bản thân thêm thời gian yếu đuối nữa, như vậy tôi mới có thể kiên cường.

Không có ai đều kiên cường hết, phải kiên cường là bất đắc dĩ.

“Cháu đi đâu?”

Đối với địa chỉ chuẩn bị sẵn, trong lòng tôi bỗng có chút sợ hãi, giống như cảm giác của một tù nhân đến công đường. Cuối cùng, tôi run rẩy nói ra cái địa chỉ ấm áp mà cũng đáng sợ kia ra.

Không phải nhà tôi có nhiều điều khủng khiếp, người nhà tôi đều rất tốt, tốt đến mức đối mặt với sự thật chưa hề oán thán một tiếng, chỉ là do tôi khôn đủ kiên cường mà thôi.

Ngồi trên taxi, tấm kính ngăn cách tôi với âm thanh bên ngoài, chỉ có tiếng hô hấp nhẹ nhàng với tiếng mưa gõ vào tim, dịu dàng là thế nhưng lại làm người ta thấy lạnh lẽo.

Tôi cuối cùng cũng không giống như trong phim truyền hình gào thét trong mưa, khóc điên cuồng. Bởi vì tôi không muốn bất cứ ai thương hại mình. Loại lảng tránh ỷ lại, tôi không làm được. Cái tôi cần là sự kiên cường, lần kiên cường cuối cùng. Tuy tôi không thể chống lại vận mệnh, không làm việc gì vĩ đại đấu tranh với vận mệnh cũng không làm được anh hùng cứu đời, nhưng ít nhất tôi có thể viết hoàn chỉnh câu chuyện này, cho dù kết thúc không đầy đủ dấu chấm câu.

Thế là tôi nghiêng ngả trên đường về, trên đường về nhà tôi làm ra cái quyết định cuối cùng cuộc đời mình.

Tôi vuốt ve lồng ngực đang đau đớn mà ở lòng bàn tay là giọt nước mắt trong suốt cùng với tiếng thở dài khe khẽ.

Lúc về đến nhà đã là bảy giờ tối. Bảy giờ cuối thu không giống bảy giờ mùa hè, bảy giờ tối sớm đã làm bầu trời nhiễm một màu tối đen, chỉ lưu lại ánh đèn của hàng loạt gia đình.

Khoảnh khắc bước vào phòng khách đó, không khí yên lặng chết chóc khiến tôi như ngừng thở, ngực đau nhói như dao cắt. Bố, mẹ, còn có cả chị, hoang mang lo sợ nhìn vào các hướng khác nhau, nét mặt không phải là đau đớn mà là tuyệt vọng, còn có cả thương hại nhỏ bé.

Nhìn thấy tôi, họ lập tức khôi phục lại vẻ mặt lúc trước, bầu không khí trong chốc lát lại ấm áp trở lại, những khuôn mặt lương thiện ấy đều khiến tôi đau lòng.

Khóe miệng tôi khẽ cong, giương lên thành góc độ mà tôi cho là đẹp.

Nhìn lên bàn ăn suốt mười mấy năm không có một đĩa đồ ăn ngon, trong lòng càng quặn đau. Mẹ lập tức đứng dậy, bưng bát của tôi lên, giả vờ bày ra nét mặt tươi cười nhất, nói: “Đến đây nếm thử món canh này! Mẹ phải nấu suốt cả một buổi chiều đấy.”

“Đây nữa, mẹ nhớ là hồi nhỏ con rất thích món cá hấp này.”

“Còn cái này……”

“Cái này, cái này hồi nhỏ con…..”

Tôi im lặng đứng nhìn dáng mẹ bận rộn đi đi lại lại, vẻ mặt tốt lắm, cơ thể cũng không nhúc nhích nhìn.

Động tác của mẹ càng ngày càng chậm, vừa nói vừa không ngừng gắp thức ăn cho tôi, nước mắt cũng đồng thời rơi xuống.

Mẹ xoa xoa mặt như phát hiện ra gì đó, liên tục lau đi: “Bụi bay vào mắt, ha ha, không có gì, tiếp tục ăn đi….tiếp…tiếp tục …tiếp tục.”

“Giả vờ đủ chưa? Đủ rồi thì không cần giả vờ nữa, ăn cơm!” Tôi bình thản nói.

…Chát!

Bố bên cạnh tôi bỗng nhiên đứng bật dậy.

Ông thét lên: “Bố nhất định sẽ cứu con!”

“Cho dù táng gia bại sản cũng phải cứu con! Dù bán nhà đi cũng phải cứu!”

Mẹ cũng như một lúc liền trở nên kiên cường nói: “Đúng vậy! Dù có phải ngủ ngoài đường bố mẹ cũng phải cứu con!”

Giọng điệu kiên định ấy, ánh mắt kiên định ấy lại hiện lên thật thê lương, thật đáng buồn.

“Đủ chưa?!”

“Chẳng lẽ phải ngủ ngoài đường thật mọi người mới thấy thoải mái ư!? Chẳng lẽ muốn trên báo chí, tin tức có bài viết, một gia đình vì muốn trị bệnh cho con trai mà ngủ ngoài đường, sau đó phát tán ảnh chụp gia đình ta hạnh phúc đến đáng thương lên mạng, làm cảm động cả thế giới mọi người mới cảm thấy vui vẻ sao? Tính mạng của con không thấp kém đến mức mọi người phải mang hạnh phúc để đánh đổi!”

Vốn dĩ tôi muốn hét một trận, giống như trong phim, tiểu thuyết hét đến long trời lở đất, thế nhưng nhìn đến vẻ mặt của bố mẹ và chị không cam như thế nào, đau khổ như thế nào, nước mắt rơi không ngừng làm tôi không thể tiếp tục, cuối cùng chỉ còn lại âm thanh cầu xin nghẹn ngào.

“Vậy, bố, mẹ, chị à, mọi người tha thứ cho con, được không? Tha thứ vì con không đủ kiên cường, tha thứ cho con không có dũng khí chống lại, được không?”

Họ mờ mịt nhìn tôi, không biết nên thế nào, tôi biết bàn thức ăn ngon này, những hành động giả bộ khó coi này là chỉ để bù đắp cho tôi, tìm mọi cách để tôi vui vẻ. Mà tôi lại nghĩ mọi cách để họ quên tôi đi, quên đi cảm giác tội lỗi? Rất mẫu thuẫn nhỉ? Rất đáng cười, nhưng thể giới này là mâu thuẩn và đáng cười như thế.

“Con quyết định rồi, con…từ bỏ trị liệu!” Lúc tôi nói ra câu đó, ngay cả tôi cũng thấy buồn cười. Trước đây không lâu tôi còn nói với phần tử ngoan cố “Cậu bé, sao em lại muốn từ bỏ trị liệu?” mà hôm nay lại giấu nước mắt, nhịn đau, cười nói, sau đó lẳng lặng đợi lưỡi hái tử thần, đợi chờ cái chết.

“Con muốn đi du lịch một mình.” Cuối cùng tôi cũng không biết ngữ điệu của bản thân như thế nào khi nói ra câu đấy.

Van xin? Yếu đuối? Cứng rắn? Hay là nguội lạnh? Không biết nữa, càng không biết bản thân sẽ ngủ như thế nào, sau đó tới ngày mai.

Sau đó người nhà đều tránh vấn đề đó, bởi vì chúng tôi biết làm sao không nguyện ý nữa, làm sao né tránh, sự thật không thể thay đổi. Đơn giản…giả vờ! Giả vờ là vũ khí cuối cùng của chúng tôi.

Mờ mịt mở mắt, mở điện thoại theo thói quen, màn hình điện thoại vẫn đang ở tin nhắn giữa tôi và Lạc Kỳ, không phải vì tối qua tôi và cô ấy nói chuyện rất lâu mà là tôi đang đợi tin nhắn của cô ấy.

Nhìn tin nhắn của cô ấy dừng ở ngày 24 tháng 10 (hôm nay là ngày 28), trong lòng hơi chua xót.

Quan hệ giữa tôi và Lạc Kỳ giống nhiều tiểu thuyết tình yêu. Chỉ có điều nam chính không phải tôi, cô ấy chỉ có thể là bạn thân của tôi, bạn nữ gần gũi nhưng mãi mãi không là bạn gái. Tôi với cô ấy có rất nhiều rất nhiều trước kia, rất nhiều rất nhiều kỉ niệm. Nhưng không có kết quả. Sau đó, cũng không có sau đó nữa.

Tôi biết nhân sinh vốn không có bốn mùa, có chỉ là mùa đông lạnh lẽo hoang vắng.

Không gian tôi có một bức tranh, bức tranh ấy phong tỏa một cái mãi mãi, cái mãi mãi ấy thuộc về ba mươi ngày mãi mãi.

Tôi thành thục nhập mật mã mà chỉ có một người biết, mở bứa tranh ấy ra…Một người con gái mặc chiếc váy màu xanh nhạt, đứng trên bờ đê, kiễng mũi chân, dang hai tay, gió thổi tóc bay bay, mắt nhìn về phương xa. Trong ánh chiều tà đẹp như thế, chói lọi như vậy.

Tên người con gái đó là Y Lệ, em đúng như tên, làn da trắng như sữa, sáng mà nhẵn mịn.

Y Lệ là bạn gái thực sự của tôi.

Chúng tôi khi đó từng kiêu ngạo trải qua con đường này, mỗi ngày đều lãng mạn, đầy kế hoạch hi vọng vào tương lai, quên đi hiện thực tàn khốc.

Tôi cũng không biết thì ra chúng tôi khi đó có thể dùng hết sức để yêu.

Chúng tôi dùng đôi tay của bản thân dạy bản thân mình biết hiện thực.

Trước sự thật kế hoạch tốt đẹp như thế nào cũng chỉ là một thước phim. Kết thúc rồi nên tan cuộc, đợi đến thước phim sau. Chỉ có điều, thước phim của tôi là thước phim cuối cùng mất rồi.

Trên thực tế, bộ phim của tôi và Y Lệ chỉ diễn được đủ ba mươi ngày, trong kí ức là cái đã qua, còn trong hồi ức thì là mãi mãi.

Tôi có thể mang đến sự ấm áp cho Y Lệ nhưng không thể là bờ vai vững chắc thực sự cho em.

Buổi tối đó, chúng tôi im lặng cả đêm, tay dắt tay đến cuối, ăn ý chia tay.

Rất nhiều người bảo tôi ngốc, cũng có người bảo tôi đáng đời, ham mê sắc đẹp, không coi trọng người tốt như em. Quả thật em không cho tôi một lý do, nhưng tôi tin em, bởi vì tôi biết sự ấm áp của em mà nhiều người không biết; cùng em trải qua ba mươi ngày, tôi chứng kiến được lúc em từ dịu dàng biến thành kiên cường.

Tôi không biết rốt cuộc em đã trải qua những gì mà biến em từ một người con gái dịu dàng trở thành một cô gái tài giỏi, mạnh mẽ không gì không phá nổi. Nhưng một điều tôi biết là, quá trình ấy đau đớn bi thương như thế nào.

Tôi nhớ lại hôm sinh nhật tôi, Y Lệ rót năm chén rượu sau đó vội vàng rời đi, cô độc và gượng ép như thế.

Thực ra, hôm đó tôi đã nhìn ra được kết quả. Tôi có thể hi hi ha ha trải qua mỗi ngày, nhưng em thì không được, mỗi bước đi của em đều lưu lại vết máu, rực rỡ, chói mắt cỡ nào.

Tôi rất muốn biết, em gầy như thế thì làm sao chống lại phần kiên cường này, sau đó trong cái châm chọc khiêu khích của người đời bước đi……

Tôi chỉ có thể đau lòng, cũng chỉ đau lòng cho cài kiên cường kia của em.

Tôi rất thích một câu nói của chị Bát Nguyệt Trường An:

Hiện thực luôn luôn tuyệt vời và tàn khốc hơn anime, hoặc có thể chưa hẳn là tuyệt vời, nhưng, nhất định tàn khốc hơn!

Hết chương 1

Truyện convert hay : Xuyên Nhanh: Vai Ác Nam Thần, Đừng Hắc Hóa

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện