Thiên Chính Đạo Nhân

Mao Sơn Tam Phái


trước sau

Advertisement
Dịch: Tuyệt Hàn

***

Lúc Tra Nghiêm Vân tới, tôi đã được đưa về nhà. Ông lập tức hỏi tình huống của tôi ra sao, sau đó hỏi tôi gần đây có đi chơi đâu linh tinh không? Không biết tại sao lúc đó trong đầu tôi lập tức nghĩ tới cái miếu Tướng Quân kia, nhưng sợ bị người trong nhà mắng nên tôi không dám nói. Chỉ tới khi vị đạo sĩ này hỏi, tôi cảm thấy có thể tin tưởng được, nên kể lại chuyện ngày đó cho ông ấy nghe. Nghe tôi kể lại đã bò vào trong miếu, ông nội tôi thiếu chút ngã từ trên ghế xuống, lại gần tôi hô lớn: "Tiểu tổ tông ơi, muốn sống đừng làm mấy chuyện dại dột như thế".

Nghiêm Vân nói chuyện này vô cùng cổ quái, ông nói tình trạng của tôi không giống trúng tà, cũng không phải bệnh, nên khó có thể xác định. Cho nên hôm nay cũng không có biện pháp, phải chờ sau khi ông vào miếu kia xem mới rõ. Khi ông nghe người nhà tôi hỏi tại sao tên thầy pháp kia đốt bùa hòa với nước cho tôi uống lại không khỏi, ông nói đó chỉ là kẻ lừa đảo. Phù không được đóng dấu pháp ấn sẽ không linh nghiệm, khiến "những thứ đó" cảm thấy khó chịu, cho nên bệnh của tôi sẽ càng nặng thêm. Nghe đạo sĩ giải thích xong, mẹ tôi nghiến răng nghiến lợi, thiếu chút nữa thì muốn chỉ thẳng mặt cái tên bán bánh bao lừa đảo kia.

Buổi tối hôm đó Nghiêm Vân ngủ lại ở nhà chúng tôi. Nhắc tới cũng kỳ quái, đêm đó là đêm tôi cảm thấy yên bình nhất kể từ sau khi bị bệnh.

Mọi chuyện về sau, đều là mẹ tôi kể lại cho tôi:

Sáng sớm ngày thứ hai, Nghiêm Vân liền bảo ba tôi đưa tới miếu Tướng Quân. Khi Nghiêm Vân nhìn thấy miếu, bèn lui lại mấy bước rồi nói: "Xem ra đúng là có chút vấn đề, không nghĩ tới lại thấy nó ở đây!"

Cha tôi liền hỏi thế nào. Nghiêm Vân cũng không trả lời, hỏi tiếp ba tôi về lai lịch của ngôi miếu này, ba tôi lắc đầu nói không biết.

Nghiêm Vân nhìn vách tường loang lổ, thở dài nói: "Nơi này có thể chẳng phải là miếu tướng quân gì cả! Đây là một đạo quan, nhưng không phải là chính đạo, mà là tà đạo!"

Nói xong, ông bảo ba tôi đi về nhà, tìm trưởng thôn xin mở cửa miếu. Còn ông thì đi về chuẩn bị một số thứ.

Tới khi về nhà tôi, Nghiêm Vân bắt đầu cùng ba tôi và trưởng thôn bắt đầu tìm hiểu về ngôi miếu Tướng Quân này.

Như vậy Tra Nghiêm Vân là người thế nào? Cái này phải nói tới một số lịch sử của Đạo gia:

Hiện nay Đạo gia lưu truyền chủ yếu được chia làm ba môn phái chính, theo thứ tự là Chính Nhất Đạo, Toàn Chân Đạo, Diệu Chân Đạo.

Trong đó chúng ta thường xuyên thấy một môn phái xuất hiện trong tiểu thuyết cũng như phim ảnh, đó chính là Mao Sơn, bọn họ cũng được gọi là Mao Sơn đạo sĩ.

Trong lịch sử, Mao Sơn phái là một trong những giáo phái Đạo Giáo thời kỳ đầu. Từ thời Nam triều (Tống, Tề, Lương, Trần), Mao Sơn trở nên hưng thịnh nhờ tổ sư Đào Hoằng Cảnh thời Lương. Vì Mao Sơn thờ Tam Mao Chân Quân là tổ sư, cho nên xưng là Mao Sơn phái. Phái này chủ tu Thượng Thanh Đại Động Chân Kinh, Linh Bảo và Tam Hoàng Kinh. Thờ Nguyên Thủy Thiên Vương, Thái Thượng Đại Đạo Quân, Thái Vi Thiên Đế Quân, Hậu Thánh Kim Khuyết Đế Quân, Thái Thượng Lão Quân là nhất đẳng cao thần. Phái này hướng thần, tụng kinh, tu công đức, kiêm tu các phép ích cốc (nhịn ăn), đạo dẫn (khí công của Đạo gia) cùng trai tiếu (kiêng rượu, thịt, đồ cay trước khi dâng rượu tế lễ).

Thời Bắc Tống Mao Sơn, Long Hổ Sơn, Hợp Tạo Sơn được xung tụng là Đạo Giáo tam đại phù lục phái, được gọi là Tam Sơn Phù Lục. Tới thời nhà Nguyên thì được gộp chung lại là Chính Nhất Phái, cũng chính là Chính Nhất Đạo ngày nay!

Đào Hoằng Cảnh truyền lại chức chưởng môn Mao Sơn Phái cho Tàng Quan Pháp Sư, mà Tàng Quan Pháp Sư sau đó có thu một đệ tử tục gia tên là Lăng Chính Dương, truyền thụ cho Chính Dương không ít pháp môn của Đạo gia. Sau đó không biết vì duyên cớ gì mà Lăng Chính Dương bị đuổi xuống núi. Lăng Chính Dương cả đời dốc lòng tu đạo, rồi sáng lập ra một nhánh khác của Mao Sơn là Thiên Chính Đạo. Nhưng phái này mỗi đời chỉ đơn truyền nên rất ít người biết, Tra Nghiêm Vân chính là truyền nhân đời thứ hai mươi bảy của Thiên Chính Đạo. Nhưng bởi vì một số nguyên nhân lịch sử, cho nên có không ít thứ cũng không được truyền lại. Tra Nghiêm Vân cũng chỉ được vị sư phụ kia truyền lại một số đạo thuật, chưởng môn đại ấn và một thanh Thất Tinh Kiếm, sau đó ông buông tay cưỡi hạc về trời.

Nếu nói rõ ràng thì Tra Nghiêm Vân được truyền thừa đạo pháp chính thống của Mao Sơn. Nghe nói Thất Tinh Kiếm và đại ấn cũng được chính Tàng Quan Pháp Sư sau khi luyện thành tặng cho Lăng Chính Dương, sau đó truyền thừa qua các đời của Thiên Chính Đạo, trở thành tín vật chưởng môn như ngày nay.

Thời kỳ mới có chính sách phá bốn cũ, sư phụ của Nghiêm Vân cũng bị quy là phần tử mê tín dị đoan, bị giam lại, bỏ đói tới gần chết. Khi đó cha của Nghiêm Vân là một người nông dân, thấy vị đạo sĩ đáng thương bèn lén mang chút khoai lang cùng bánh bao cho ông lót dạ. Cha của Nghiêm Vân lại vô tình bị người trong đội sản xuất phát hiện, sau đó bị gán cho tội danh giúp đỡ phần tử mê tín gây bất an cho dân chúng, bị bắt đi đấu tố. Nghe nói cha của Nghiêm Vân sống chết không chịu nhận tội, bị đánh tới chết. Vợ ông không chịu nổi đàm tiếu cũng bỏ nhà ra đi, bỏ lại Tra Nghiêm Vân còn nhỏ.

Lão đạo sĩ sau đó xuất hiện, đưa Tra Nghiêm Vân lên núi, thu hắn làm đồ đệ. Nghiêm Vân tư chất rất cao, không qua mấy năm đã có chút bản lĩnh, không ngờ sư phụ lại chết sớm, nhiều thứ vẫn chưa kịp truyền thụ. Chỉ để lại một số bản chép tay, đại ấn và bảo kiếm. Nghiêm Vân cũng chỉ dám lén lút nghiên cứu, không dám trực tiếp sử dụng hay có cơ hội trau dồi qua các bậc cao nhân, cho nên có rất nhiều phương diện chỉ hiểu lơ mơ.

Thậm chí Mao Sơn phái chính thống trong thời kỳ này cũng xảy ra rất nhiều biến cố lớn, rất nhiều văn vật, đạo pháp cũng vì thế mà thất truyền….

Dân gian cũng coi Mao Sơn là đệ nhất động thiên phúc địa của Đạo giáo. Đạo sĩ, thuật sĩ coi Mao Sơn là thánh địa. Nó cũng thường được gọi là "Mão Sơn" hoặc là "Mao Sơn", bọn họ thờ phụng Tam Thanh. Mà họ tôn Lão Tử là "Mao Sơn Pháp Chủ ", hay là "Bách Tử Lão Quân". Nếu là người hiều biết một chút về truyền thuyết dân gian thì chắc chắn sẽ biết tới nhân vật có tiếng tăm lừng lẫy trong Đạo giáo là "Triệu Hầu Thánh Chủ" hay "Triệu Hầu Tướng Quân". Vị Triệu Hầu này trong truyền thuyết chính là con rể của "Mao Sơn Pháp Chủ"!

(DG: Thật sự tác giả viết theo mấy truyền thuyết không chính xác, nên có một số chỗ đọc hơi khó hiểu một chút)

Nên đạo pháp truyền lại cho đệ tử đi theo đường chánh quy, tỷ như cầm máu, trị lở loét, họa phù, dùng Lộ Tư Thủy (trị hóc xương, khó tiêu, trúng gió lạnh), thối sát (loại bỏ sát khí trên người, vật, phong thủy), đa số đều tương tự với các môn phái Đạo gia khác. Nhưng một số pháp môn lại bị coi là "Tà thuật", ví dụ như "Ngọc Nữ Hỷ Thần" - một loại pháp thuật xuất hồn. Có thuật hết sức độc ác như "Đoạn Tử Tuyệt Tôn", "Mỹ Nữ Thoát Y". Trong tiểu thuyết thường hay nhắc tới pháp thuật "Di Hồn Hoán Ảnh" cũng nằm trong những tà thuật này. Ngoài ra còn có hấp dẫn dã thú, rắn rết trong núi tới cắn người, cũng là tà thuật được bí mật truyền lưu từ Mao Sơn.

Còn phải đặc biệt nói tới "Nuôi tiểu quỷ". Trong phim ảnh của Hongkong thường hay nhắc tới thuật Luyện Thi và nuôi tiểu quỷ, quả thật Mao Sơn có đạo thuật tương tự. Nhưng hoàn toàn khác biệt với phim ảnh và tiểu thuyết.

Tiếp theo cũng có một phái khác cũng được gọi là “Mao Sơn Phái", hiện nay đang lưu truyền ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Chiết Giang còn có Phúc Kiến, Hongkong. Trên thực tế, phái này hoàn toàn không có nguồn gốc từ Đạo gia, mà là từ Bạch Liên Giáo của thời Thanh diễn hóa ra thành nhiều phái nhỏ.

Nhắc tới Bạch Liên Giáo, mọi người có lẽ sẽ đều nghĩ tới yêu thuật và tạo phản. Nhưng dưới thời Thanh, Bạch Liên Giáo đã chuyển sang hoạt động ngầm, rất ít xảy ra các hoạt động đấu tranh chính trị, đa phần đã chuyển hóa thành một dạng tín ngưỡng phổ thông.

Trong đó "Thanh Liên Giáo" là một trong những chi phái nổi tiếng nhất, đa phần chưởng môn của phái đều được đồn thổi biết "Kỳ Môn Độn Giáp", am hiểu pháp thuật biến hóa. Triều đình cũng đã nhiều lần mời họ tới để lập đàn cầu mưa, chữa bệnh cho dân, thối sát… Cho nên phái này có tiếng tăm khá lớn. Thanh Liên Giáo am hiểu nhất chính là công phu Hàng Thần Phụ Thể (cho thần ma nhập vào người), dĩ nhiên trong lời của bọn họ thì chuyển thành "Thần Quyền". Họ chỉ cần có một bát nước, đốt hương sau đó vẽ bùa niệm chú rồi uống vào, lập tức có Thần nhập thể, đao thương bất nhập. Được đặt tên là "Thiếu Lâm Thần Đả", trai gái đều có thể học tập. Cho nên, bây giờ Mao Sơn phái mới có loại công phu "Thần Đả" hay được chiếu trên TV là như vậy.

Bây giờ ở phía Nam Trung Quốc có pháp đàn ghi là: "Thiếu Lâm Tổ Sư" hoặc là "Thiếu Lâm Thanh Giáo Chủ", chính là tổ sư của phái này, mà không phải là hòa thượng của Thiếu Lâm Tung Sơn! Vì giấu giếm nền đời sau chỉ dám ghi là "Thiếu Lâm Chân Giáo Chủ", hết sức tương đồng với cách gọi giáo chủ của Bạch Liên Giáo là "Bạch Liên Chân Giáo Chủ".

Nhưng bởi vì hoạt động của giáo phái này đa phần đều mang tính phản đối triều đại, nên bị truy bắt rất gắt gao. Sau đó tại sao phái này dứt khoát đổi tên thành "Mao Sơn”? Bởi vì người sáng lập ra Bạch Liên Giáo trong lịch sử có tên là "Mao Tử Nguyên". Nói tới đây chắc mọi người hẳn đã hiểu.

Còn có một phái "Mao Sơn" khác, tổ sư tương truyền là Đạn Tử hòa thượng. Nói ra cũng kỳ quái, một phái dùng bùa chú tại sao lại có tổ sư là một vị hòa thượng?

Bởi vì trong truyền thuyết vị hòa thượng này chính là một người từ khi sinh ra đã có thần lực hết sức đặc dị. Sự ra đời của Đạn Tử hòa thượng không chỉ lạ lùng, số mạng của người này cũng hết sức ly kỳ. Nghe nói vị hòa thượng này khi lên Vân Mộng Sơn, nằm mơ thấy "Viên Công" dạy cho mình pháp thuật trong《Như Ý Sách》, Viên Công thật ra là một con bạch viên, chính là con bạch viên trong câu truyện "Bạch viên trộm đào". Có truyền thuyết nói con bạch viên này được thiên đình giao cho trông coi《Như Ý Sách》, sách này dạy cho người ta phương pháp biến hóa hết sức thần dị, hơn nữa pháp thuật viết trong đó cũng hết sức đơn giản.

Viên Công đem nội dung trong sách truyền cho Đạn Tử hòa thượng, ngay sau đó liền biến mất. Vì vậy Đạn Tử hòa thượng sau khi học xong bèn xuống núi khai tông lập phái. Cho nên nếu có nói thần dị biến hóa, bay lên trời, chui xuống đất các loại pháp thuật đa số đều xuất phát từ phái "Mao Sơn" này. Nhưng tại sao phái này lại lấy tên là "Mao Sơn " thì không ai biết, cũng không có cách nào kiểm chứng. Nhưng các pháp môn này cùng hệ thống đạo pháp của Vân Mộng Sơn nhất định có liên hệ mật thiết.

Đó là tất cả các hệ phái Mao Sơn và sự hình thành của chúng.

Truyện convert hay : Trọng Sinh Tám Vạn Năm

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện