Ngắm Tận Non Sông

Chương 1: Nhạn đình


trước sau

Tuyết rơi tĩnh mịch.
Bên ngoài Mục vương phủ có một bóng dáng cô độc lặng lẽ quỳ. Thiếu niên ấy vóc người thanh mảnh, cả cẳng chân gần như đã chôn trong tuyết. Chàng quỳ đó lâu lắm rồi, lâu đến mức bản thân cũng quên cả thì giờ.
Một ngày trước, Vệ Trường Hiên vẫn còn là thiếu niên cấm vệ trong Nam quân, theo Thần Võ vệ đến bãi săn của hoàng gia, hộ tống Vĩnh An đế vui thú săn bắn.
Vĩnh An đế đăng cơ vào đầu xuân, tính đến nay đã hơn mười tháng. Hắn không hẳn là hôn quân bạo chúa, nhưng cũng không tu chính đức, chỉ ham thích vui trơi, đam mê tửu sắc. Sau khi vừa đăng cơ, hắn gióng trống khua chiêng, tuyển mỹ nạp phi. Mới qua vài cái chớp mắt, những giai nhân nũng nịu kia đã bị quăng ra sau đầu. Hắn dẫn mười sáu thị vệ cùng đến bãi săn hoàng gia, thả chó bắt chim, tận hưởng cuộc vui.
Vĩnh An đế thường ngày lười nhác, cưỡi ngựa bắn cung cũng chỉ được nửa canh giờ, sau đó gọi người dựng trướng, được cả đám cung nhân khiêng vào trong nghỉ ngơi. Cấm vệ canh gác bốn phía lều trướng. Lúc thống lĩnh cấm vệ định hạ lệnh điều người, Dương Giải nheo mắt, lười biếng mở miệng nói, "Đám thủ hạ của ngươi toàn một lũ tứ chi phát triển, trẫm nhìn mà ngứa cả mắt. Điều vài thiếu niên lanh lợi đến đây hầu đi."
Thống lĩnh cấm vệ quân Mã Đông Dương đương nhiên phải vâng dạ, hạ lệnh điều vài thiếu niên ở Nam quân đến, chờ ngự tiền sai phái. Vệ Trường Hiên cũng là một trong số đó.
Lều trướng có cả thảy ba lớp. Lớp ngoài là da trâu khảm bạc lóng lánh, ở giữa là màn gấm thật dày, trong cùng là tầng kim sa mỏng manh che phủ. Giữa trướng là chậu đồng đối than xương bạc. Đó là vật thượng đẳng cho vua dùng, một khi đốt lên thì ấm áp như xuân, lại chẳng tỏa ra chút khói nào. Nhưng Dương Giải dựa vào người mĩ nhân mà vẫn bực mình, lệnh cho quân lính vén hai tầng trướng dày lên, để hắn ngắm cảnh bãi săn trắng tuyết xuyên qua màn mỏng.
Thực ra, bên ngoài chỉ độc một màu trắng mênh mông, đâu có gì hay mà ngắm, nhưng đám cung nhân không dám chống lại thánh chỉ, vộ vàng kéo trướng lên. Gió bắc cuốn theo bụi tuyết lập tức gào thét ùa vào trong trướng, thổi tấm màn kim sa bay phất phới. Dương Giải bị lò than hun nóng đến khô người, bỗng được làn gió này phả vào mặt, sung sướng thoải mái nằm trở lại lòng mỹ nhân.
Trong cảnh ôn nhu lưu luyến này, ánh mắt Vĩnh An đế lơ đãng nhìn theo tấm màn gấm phập phồng ngoài gió. Ở đó có một thiếu niên mặc áo giáp da của cấm quân vì trong trướng không được mang khôi giáp, thoáng thấy mai tóc đen như mực trên đỉnh đầu phất phơ bên cổ và vai chàng.
Chàng nghiêng người lặng lẽ quỳ, không hề nhúc nhích. Tấm lụa mỏng lay động thường xuyên lướt qua mặt chàng. Chỉ thấy nửa gương mặt lộ sau sa trướng có đường nét sắc bén, đôi mắt đen tuyền, làn môi mỏng hồng nhuận. Vĩnh An đế ngắm đến ngây người, cảm thấy thiếu niên này mang vẻ đẹp khác hẳn đám luyến sủng trong cung của mình, đáy lòng khẽ động.
Hắn vung tay lên, "Bảo y vào đây."
Khi Vệ Trường Hiên vâng lệnh bước vào trong trướng, chàng có chút kinh sợ. Đây là lần đầu tiên hầu hạ ngự tiền, không ngờ có cơ hội gặp thánh giá, vội vàng sửa sang quần áo, theo cung nhân vào trướng.
Trong trướng là cảnh vàng ngọc huy hoàng. Cung nhân đi tới đi lui đều không phát ra một tiếng thở nhẹ, chứ đừng nói là tiếng ho khan. Một mỹ nhân mặc y phục mỏng tang ngồi dựa vào nhuyễn tháp. Vĩnh An đế lấy đùi nàng làm gối, nghiêng mình nằm dài, hứng khởi quan sát gương mặt thiếu niên kia thật cẩn thận.
Vệ Trường Hiên không dám ngó nghiêng, chỉ cúi đầu hành đại lễ.
Hoàng đế cất tiếng hỏi, "Ngươi bao nhiêu tuổi rồi?"
"Mười lăm tuổi." Thiếu niên đã bắt đầu vỡ giọng, tiếng nói hơi khàn.
Dương Giải nghe vậy thì mỉm cười. Mười lăm tuổi, còn có thể âu yếm vui đùa được tầm hai ba năm. Nhưng mà nếu lớn nhanh quá thì cũng chẳng chơi được bao lâu.
"Ngươi tên gì?" Hoàng đế lại trầm giọng hỏi, ánh mắt không hề kiêng nể mà đánh giá thiếu niên từ đầu đến chân, trong lòng thầm nghĩ không biết lúc lên giường thì phong lưu cỡ nào.
"Tư chức, Nam quân Thần Võ vệ, Vệ Trường Hiên." Thiếu niên không hề hay biết những ý đồ kia, cung kính đáp.
"Thần Võ Vệ." Dương Giải nhẹ giọng trầm ngâm.
Đó là một nhánh của vệ đội doa Thái Tông hoàng đế thiết lập. Ban đầu, đơn vị được thành lập tại Đông cung để làm bạn tập võ của thái tử, thành viên đều là con nhà thế gia. Nhưng sau khi lập triều được một trăm năm mươi năm, hoàng gia dần dần trọng văn khinh võ, thái tử cũng không cần đến Thần Võ vệ có tiếng không có miếng này nữa, nên được biên chỉnh lại, trở thành nhánh dư bị của Vũ Lâm quân.
"Ba ngày nữa kết thúc chuyến săn, ngươi theo trẫm vào cung, không cần về Thần Võ vệ nữa."
Nghe vậy, Vệ Trường Hiên hơi kinh ngạc, ngước mắt lên, ngơ ngác hỏi, "Không biết hoàng thượng điều ty chức vào cung có gì sai phái?"
Vệ Trường Hiên gần như không tin vào tai mình. Chàng đương nhiên biết Nhạn Đình là nơi thế nào. "Tuyên Tông mê nam sắc, hậu cung xây Nhạn Đình." Hai đời đế vương sau Tuyên Tông cũng có hoặc kín đáo hoặc công khai nạp luyến sủng là nam, nên Nhạn Đình chưa từng hoang phế. Có điều, chàng không một lần nghĩ rằng có ngày mình lại rơi xuống cái nơi đó.
Ý nghĩa thâm sâu trong lời gã, Vệ Trường Hiên không phải không hiểu. Chàng chỉ biết cười khổ, ép mình cúi đầu sát đất, "Tạ ân điển của hoàng thượng."
Ra khỏi ngự trướng, đầu óc Vệ Trường Hiên như thể vô tri vô giác, không biết mình định đi đâu, còn quên cả cưỡi ngưa, quay về chỗ Thần Võ vệ hạ trại cách đó mười dặm.
Mùa đông ngày ngắn đêm dài, mới qua giờ thân, trời đã bắt đầu tối. Doanh trại lần lượt đốt lửa, chuẩn bị cơm tối. Vệ Trường Hiên mới về đến doanh địa của Thần Võ vệ, đã nghe có người huýt sáo, rồi vài gương mặt quen thuộc nhào tới, nhướn mày hỏi, "Ô, không phải Vệ nương nương đó sao? Sao không ở bên ngự tiền bầu bạn mà lại đến chỗ chúng ta thế này?"
Hóa ra, chuyện xảy ra trong nhự trướng hồi chiều đã lan đến tận đây. Những thiếu niên cấm vệ quân phần lớn đều còn tính tình con nít, thích xem náo nhiệt, không thật sự có ác ý. Nhưng những lời đó khi vào đến tai Vệ Trường Hiên thì cảm giác khác hẳn. Chàng không thể nào nhẫn nhịn cơn uất hận trong lòng nữa, bùng nổ ầm ầm.
Nhoáng một cái, chàng đã cầm lấy chiếc roi ngựa trên hàng rào, quất một cú vào đầu thiếu niên kia. Xưa nay, lực tay chàng vững chắc, chỉ một roi đã khiến trán đối phương rách một vệt, chảy máu ròng ròng. Người bị đánh kêu thảm, ôm trán lẩn sang một bên, nhưng sau đó cánh tay vẫn trúng đòn, tru lên một tiếng, định nhào vào ăn thua đủ với Vệ Trường Hiên.
Đang nháo nhào túi bụi thì tiếng quát lớn vọng ra từ trong doanh địa, "Quậy phá cái gì đó? Các ngươi định làm phản sao?"
Đó là giáo úy Thần Võ vệ, Lý Dục. Hắn vừa nghe tin thì tới nơi, nổi giận lôi đình, quát mắt đám tiểu võ sĩ một trận. Tính tình hắn lúc nào cũng hừng hưc như lửa, đám thiếu niên không dám cãi lại, đành lủi thủi đi lĩnh phạt.
Vệ Trường Hiên lạnh lùng đứng trong doanh địa chờ phạt, nhưng lại nghe Lý Dục nói, "Theo ta đến đây."
Có vài doanh trướng chưa đốt đuốc, vô cùng tăm tối. Vệ Trường Hiên đi theo tới một góc vắng vẻ như vậy, chờ nghe Lý giáo úy răn dạy. Ông ta có đủ mấy chục cách mắng chửi khác nhau, không lặp lần nào.
Nhưng mà Lý Dục lại do dự, vẻ mặt cũng không thật sự giống như chuẩn bị đánh mắng, chỉ hỏi, "Tin từ ngự tiền báo về là thật à?"
Vệ Trường Hiên nghe vậy, cảm thấy lo lắng không thôi, chần chờ một lát rồi mới gật đầu.
Lý Dục khẽ thở dài, "Nhạn Đình....không thể đến đó được."
Vệ Trường Hiên cũng biết đó là nơi không thể đến. Dù là những năm Tuyên Tông, Nhạn Đình thịnh vượng nhất, nhưng kết cục của đám luyến sủng trong đó cũng nào có ai tốt đẹp. Không phải không thể nhân lúc được đế vương sủng ái mà vơ vét quyền lợi, nhưng Vệ Trường Hiên không muốn là một trong số đó. Từ nhro, chàng đã được dạy rằng, "sinh làm nam nhi trên đời, mỗi một hành động đều không được thẹn với thiên địa." Không đời nào có chuyện chàng chịu nhục nhã làm luyến sủng cho người ta.
"Tối nay ngươi rời doanh trại đi, ta sẽ làm như không biết." Lý Dục nhìn trái nhìn phải, bỗng nhiên thì thầm, "Đến tìm Điền công công, bàn bạc với ông ấy xem sao."
Vệ Trường Hiên hơi giật mình, cảm kích nhìn hắn, vội vàng hành lễ, "Đa tạ Lý giáo úy. Nếu ty chức tránh được một kiếp nạn này, về sau nhất định sẽ báo đáp thỏa đáng."
Đường đêm Kinh Giao trơn ướt vì tuyết. Vệ Trường Hiên một tay nắm

dây cương, một tay cầm đèn lồng sừng trâu. Gió đêm táp vào mặt, chỉ có thể thấy đốm sáng lờ mờ di chuyển trong màn tuyết.
Nơi này là hoàng lăng của triều đình Đại Chiêu, vô cùng vắng vẻ, cho nên dù có quân canh gác nhưng ai nấy đều nhàn hạ, lười biếng, ngoài cửa không một người trực ban.
Dường như nghe tiếng vó ngưa hối hả, có kẻ đốt đèn lồng, từ bên trong đi ra, quát hỏi. "Ai đó?" Giọng nói the thé đặc trưng của thái giám.
Vệ Trường Hiên cưỡi ngựa suốt chặng đường dài, mệt mỏi, phải nuốt nước bọt mấy lần mới mở miệng nói, "Ta đây."
Tiểu nội giám rất thông minh, lập tức chạy tới đón, "Hiên ca nhi đó à? Sao lại đến đây giờ này? Người huynh đầy tuyết rồi." Gã vừa dẫn đường cho Vệ Trường Hiên vừa nói, "Tổng quản mới lên giường, chắc còn chưa ngủ say đâu. Biết huynh tới, ngài chắc sẽ mừng lắm."
Trong lúc bọn họ trò chuyện trên hành lang, trong phòng chợt vang lên vài tiếng ho khan trầm thấp, sau đó là giọng nói già nua cất lên, "Hiên nhi đấy à?"
Tâm trạng căng thẳng như dây đàn của Vệ Trường Hiên hoàn toàn sụp đổ khi nghe thấy âm thanh quen thuộc này. Hốc mắt chàng chua xót, thẳng tay đẩy cửa, chạy vào trong gọi khẽ, "Cha."
Đèn dầu trong phòng đã thắp, tỏa ánh sáng tù mù. Điền Văn Lễ ngồi dựa vào đầu giường, mái tóc hoa râm buông xõa, đúng là vừa mới đi ngủ.
"Hiên nhi?" Điền Văn Lễ nheo mắt nhìn chàng một lúc, "Có chuyện gì mà sắc mặt con khó coi như vậy?"
Vệ Trường Hiên lập tức nổ nhào vào lòng lão, cắn răng kể lại chuyện xảy ra ở bãi săn hôm nay.
Điền Văn Lễ lẳng lặng nghe, sắc mặt rất khó đoán, chỉ có nếp nhăn nơi khóe mắt hơi rung động, cuối cùng thở dài thườn thượt. "Oan nghiệt!"
Vệ Trường Hiên bất giác xoắn vạt áo, lo lắng không yên hỏi, "Cha, con nên làm gì bây giờ?"
Điền Văn Lễ vuốt ve tóc chàng, liên tục than thở, "Đất đai trong thiên hạ có nơi nào không phải của vua. Người sống trên đất đó có ai không phải thần tử. Nếu hoàng thượng đã hạ chỉ, e rằng thật sự khó mà làm trái."
Vành mắt Vệ Trường Hiên ửng hồng nhìn lão, "Chẳng lẽ con thật sự phải đến Nhạn Đình sao?"
Điền Văn Lễ cúi đầu nhìn chàng, chậm rãi nắm bàn tay chàng trong tay, "Hiên nhi, năm xưa khi ta nhặt được con, tay con chỉ nhỏ xíu có thế này, giờ thì đã chẳng kém cha là mấy rồi." Mắt lão tràn ngập tình thương, nhẹ giọng nói, "Lúc ấy, ta ôm con lên, đôi mắt con đen láy, lúng liếng nhìn ta, không hề sợ hãi chút nào. Ta nghĩ một đứa trẻ tốt như con, sao có thể để con rơi vào hoàn cảnh giống ta. Cho nên ta gửi nuôi con bên ngoài cung, đợi đến khi con hơn mười tuổi rồi mới đưa vào Thần Võ vệ. Ta nghĩ mình chỉ là một tên hoạn quan không nên thân nhưng tốt xấu vẫn có đứa con nuôi tiền đồ sáng lạn. Ai ngờ sẽ xảy ra cơ sự này, chẳng phải oan nghiệt lắm sao....."
Vệ Trường Hiên nghe vậy, càng nghẹn ngào không chịu nổi, "Cha ơi, con không đi Nhạn Đình đâu. Con thà chết ngay lập tức cũng không đến Nhạn Đình."
Điền Văn Lễ nhìn ngọn đèn bé như hạt đậu trên bàn, gật đầu nói. "Đương nhiên không thể đi Nhạn Đình được. Trong cung là chỗ ăn thịt người, ta không để cho con vào đó." Lão trầm ngâm một lát rồi nói. "Năm xưa, lúc ta còn ở trong cung đương sai, tân đế mới là một vị hoàng tử. Ta cũng nghe qua vài chuyện về tính tình hắn. Người này có chút kỳ lạ, tuy không phải quân vương bạo ngược, nhưng cũng không chấp nhận kẻ làm trái lời mình. Nếu con kháng cự, nhất định không có kết cục tốt."
Vệ Trường Hiên đã tuyệt vọng trong lòng, không biết làm sao thì chợt nghe lão nói, "Trước mắt vẫn còn một cách." Điền Văn Lễ vươn bàn tay tiều tụy, nhẹ nhàng vuốt tóc Vệ Trường Hiên, "Tuy là cửu ngũ chí tôn nhưng hắn vẫn phải kiêng kị một người. Nếu con được vị đó che chở, tân đế cũng không thể nào bắt ép được con."
Vệ Trường Hiên ngẩn ra, lập tức hiểu được người mà nghĩa phụ nói đến là ai. Mục vương Dương Diệp.
Dương Diệp là thúc thúc của Vĩnh An đế Dương Giải. Trên thực tế, khi tiên hoàng Hiếu Tông tại vị, Dương Diệp đã năm trong tay quân quyền của phần lớn các phiên trấn Tây Bắc. Phong hào hắn khi ấy là Mộc. Sau khi Dương Giải đăng cơ không lâu, vị vương gia này tự sửa phong hào của mình thành "Mục", thể hiện sự khiêm tốn, "Mục như thanh phong."(1) Nhưng mà ai chẳng biết, nào có "Mục như thanh phong" cho được, rõ ràng là "Thiên tử mục mục"(2).
Nhưng Dương Giải lại sợ vị hoàng thúc này như mãnh hổ, không dám bác bỏ hay can ngăn, chỉ biết lo sợ nơm nớp mà phê chữ "Mục" này. Sau khi tự sửa phong hào, cơn sóng ngầm phía sau đã chính thức lộ diện. Triều đình không ai không biết Mục vương Dương Diệp mới là kẻ nắm giữ vận mệnh quốc gia, quyền khuynh triều dã.
Tuy Vệ Trường Hiên cũng từng nghe nói đến vị vương gia này nhưng cho đến nay vẫn chưa từng một lần thấy mặt vàng của Mục vương, nào dám tùy tiện đi nhờ cậy. Nhưng nếu giờ không đi, e rằng trên đời này không còn con đường nào cho chàng nữa. Chàng nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng vẫn phải cắn răng, "Con sẽ đến Mục vương phủ ngay."
Máu nóng sục sôi long ngực thúc giục, chàng liền xoay người kéo cửa.
Điền Văn Lễ vội vàng ho khan, đứng dậy khỏi giường, bước đến nắm tay ân cần dặn dò, "Con ngoan, lần này còn đi phải hết sức cẩn thân. Mục vương chỉ e còn tâm ngoan thủ lạt hơn cả tân đế. Con nhớ cho kỹ, không thể hành động theo cảm tính. Chỉ cần giữ được mạng, sau này ra sao còn chưa biết mà."
Vị lão thái giám đã trải qua ba triều trong cung chỉ biết sầu khổ cau mày, "Tiếc rằng cha con vô dụng, hôm nay chỉ là lão phế vật trông coi hoàng lăng, không thể giúp gì cho con."
Vệ Trường Hiên nhìn mái tóc hoa râm của lão phất phơ trong gió, lòng càng đau xót hơn, "Cha đã tận tâm nuôi dạy con bao năm, tốn biết bao nhiêu tâm huyết. Hôm nay con đã trưởng thành, nên tự giải quyết việc của mình đi thôi." Chàng nắm chặt cánh cửa, bước ra hành lang, khấu đầu lạy một lạy với Điền Văn Lễ trong phòng rồi mới vội vàng rời đi.
(1) Mục như thanh phong : Hiền hòa như gió mát.
(2) Thiên tử mục mục : Một câu trong Ung thi, dịch tạm là "thiên tử tỏ lòng cung kính".
*Trích Tứ thư bình giải:
Tam gia giả dĩ Ung triệt. Tử viết : "Tướng tích duy công, thiên tử mục mục." Hề thủ ư tam gia chi đường?"
Ba nhà lấy Ung thi để dẹp đồ tế. (Khổng) Tử viết : "Duy vua chư hầu trợ tế, thiên tử tỏ lòng cung kính!" Sao lại dùng Ung thi để dẹp đồ tế ở miếu đường ba nhà?
Bình giải : Theo chu lễ, mỗi lần có cuộc cúng tế ở tông miếu, thiên tử đứng chủ tế, các vua chư hầu làm trợ tế. Sau khi tế xong, người ta hát Ung thi, một phần trong Chu Tụng của Kinh Thi để dẹp đồ tế. Nghi thức ấy chỉ dành riêng cho vua nhà Chu, các vua chư hầu không được lạm dụng.
Nay, ba nhà quyền thế thuộc hàng đại phu ở nước Lỗ là họ Mạnh Tôn, họ Thúc Tôn và họ Quý Tôn dùng Ung thi để dẹp đồ tế miếu đường nhà mình. Đức Khổng Tử đã đọc hai câu đầu bài Ung thi : Duy vua chư hầu trợ tế, thiên tử tỏ lòng cung kính, và nói lên lời thống trách ba nhà Mạnh Tôn, Thúc Tôn, Quý Tôn. Việc này tương tự như múa Bát Dật ở nhà họ Quý Tôn vậy. Ngài cho đó là hành vi tiếm lễ, phạm thượng, chứng tỏ họ vừa không hiểu biết, vừa mạo phạm, tỏ ý vượt quyền vua Lỗ.
*Lời editor : Có lẽ cách dùng chữ "chàng" làm đại từ nhân xưng cho Vệ Trường Hiên khiến các bạn cảm thấy hơi xa lạ. Nhưng tớ nghĩ đi nghĩ lại, chữ "hắn" nghe có phần hơi thô thiển, chữ "y" có phần hơi gian xảo, chữ "gã" thì quá hèn mọn, đương nhiên cũng không thể là "anh" hay "cậu". Với một nhân vật chính khí đầy mình trong bối cảnh câu chuyện chủ nghĩa nam nhi anh hùng thế này, "chàng" là từ chính xác nhất để hình dung về Vệ Trường Hiên.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện