Lộc Đỉnh Ký

Chương 199: Vi Khâm Sai Từ Biệt Mẫu Thân


trước sau

Advertisement

Vi Tiểu Bảo tưởng người ta cũng như mình, nên cho việc giả văn thơ rất
khó khăn. Nhưng Cố Viêm Võ, Tra Y Hoàng, Lữ Lưu Lương đều là những
danh sĩ đương thời, cầm bút viết thơ dễ dàng chẳng khác gì gieo thò lò, đánh bài
cầu, nói một cách khác chỉ như người ăn cơm bữa, chẳng có chi đáng kể.
Tra Y Hoàng cầm bút toan viết thơ, bỗng cất tiếng hỏi :
-Không hiểu ngoại hiệu của tên cẩu quan Ngô Chi Vinh là gì? Ngô Tam Quế
viết thơ cho hắn mà dùng ngoại hiệu càng tỏ ra thân thiết.
Vi Tiểu Bảo nhìn Cao Ngạn Siêu nói :
-Cao đại ca! xin đại ca đi hỏi tên cẩu quan đó giùm cho.
Cao Ngạn Siêu liền xuống đông sảnh hỏi rồi chạy về vừa cười vừa nói :
-Tên cẩu quan đó ngoại hiệu là Hiển Dương. Hắn hỏi thuộc hạ lấy ngoại hiệu
của hắn làm chi? Thuộc hạ bảo hắn là Khâm sai đại nhân muốn viết thơ về triều
cho ba vị thượng thư bộ Lễ, bộ Lại và bộ Hình để ca ngợi công lao của hắn một
cách tường tận. Tên cẩu quan đó sướng quá há hốc miệng ra mà cười, cơ hồ
không ngậm lại được nữa. Hắn còn thưởng cho thuộc hạ mười lạng bạc.
Cao Ngạn Siêu nói rồi cầm đĩnh bạc liệng đi.
Quần hùng cười ồ.
Tra Y Hoàng chỉ múa bút một lúc là xong. Tiên sinh trao thơ cho Cố Viêm Võ
hỏi :
-Đinh Lâm huynh! Huynh đài thử coi xem đã được chưa?
Cố Viêm Võ đón lấy thư, Lữ Lưu Lương cũng ngó coi. Cả hai vị đồng thanh
đáp :
-Hay lắm! Thật là tuyệt hảo!
Lữ Lưu Lương cười nói tiếp :
-Câu "Ngờ đâu đức Thái tổ Cao Hoàng đế của chúng ta lúc ban đầu xưng là
"Ngô Quốc" lại ứng vào tên họ của chú cháu ta sau ba trăm năm. Một chữ "Ngô"
này đủ buộc chết chúng rồi, có muốn cãi cũng không được nữa.
Cố Viêm Võ vừa cười vừa giải thích thêm :
-Còn hai câu "Dục trảm bạch xà nhi phú đại phong, nguyện Ngô điệt thủ
thành ý chi tước", thì lấy ý ở trong câu "Dục đồ sơn, Khai binh chi vỹ nghiệp, phi
Thanh Điền tiên sinh vận trù bất vi công" của Lục Kỳ huynh mà phô diễn bằng lời
văn khác.
Tra Y Hoàng cười đáp :
-Đúng thế! Tiểu đệ cứ theo đường cũ mà phô diễn.
Quần hùng trong Thiên Địa Hội ngơ ngác nhìn nhau, chẳng hiểu ba nhà văn
nói chuyện trên trời dưới đất gì.
Cố Viêm Võ thấy mọi người ngơ ngác liền giải thích :
Minh thái tổ Chu Nguyên Chương khởi sự lúc ban đầu tự xưng là "Ngô Quốc
Công", sau lại xưng là "Ngô Vương". Chữ "Ngô" trúng vào tên họ của Ngô Tam
Quế và Ngô Chi Vinh. "Còn trảm bạch xà, nhi phú đại phong" là sự tích Hán Lưu
Bang chén rắn cắn khởi nghĩa. Sau hết "Di hạ nạp lý" là sự tích Trương Lương lượm
giầy dưới gầm cầu rồi được tiên nhân cho quyển thiên thư. Chu Nguyên Chương
khởi nghĩa ở Hào Thượng đóng đô ở ứng Thiên, phong tước cho Lưu Bá Ôn làm
Thành ý Bá.
Vi Tiểu Bảo vỗ tay khen :
-Lá thơ này còn hay hơn cả Ngô Lục Kỳ đại ca. Có điều Ngô Tam Quế lên
làm Hoàng đế mà đem so hắn với Hán Cao Tổ và Chu Nguyên Chương là đề cao
hắn thái quá.
Cố Viêm Võ cười nói :
-Đây là Ngô Tam Quế tự tâng bốc mình, chứ không phải Tra tiên sinh tâng
bốc hắn.
Vi Tiểu Bảo cười đáp :-Phải rồi! Phải rồi! Tiểu đệ quên mất đây là thở của Ngô Tam Quế viết ra.
Tra Y Hoàng hỏi :
-Cuối thơ thư danh thế nào cho phải?
Cố Viêm Võ đáp :
-Bất luận ai coi phong thơ này cũng hiểu là lời lẽ của Ngô Tam Quế, vậy thư
danh một cách hàm hồ càng tỏ ra chân thực. Tưởng lấy ngay bốn chứ "Thúc tây thủ
trát" cũng được.
Tiên sinh nhìn Tiền lão bản nối tiếp :
-Tiền huynh! Bốn chữ này xin Tiền huynh viết vào giùm, vì chữ viết của thư
sinh như bọn tại hạ, không giống nét bút của nhà võ.
Tiền lão bản cầm bút rụt rè viết chữ vào rồi, bẽn lẽn nói :
-Bốn chữ này xiêu vẹo coi chán quá.
Cố Viêm Võ nói :
-Ngô Tam Quế là võ tướng, thơ của hắn sai thơ ký viết cho. Còn bốn chữ thư
danh không vào kiểu cách nào, nhưng gân guốc thế này mới đúng là chữ của con
nhà võ.
Tra Y Hoàng lại lấy bao thơ đề hàng chữ :
"Thân gửi Dương Châu tri phủ lão gia nhã giám"
Tiên sinh đút thơ vào bao trao cho Vi Tiểu Bảo rồi mỉm cười nói :
-Ngụy tạo thơ tín, không khỏi tổn thương âm đức mà chẳng phải hành vi của
bậc chính nhân quân tử. Có điều phục hưng đại nghiệp là việc lớn, không nên câu
nệ tiểu tiết.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm :
-Làm một cái thơ giả để đối phó với tên cẩu tặc Ngô Chí Vinh thì có chi
đáng kể đến khí tiết. Mấy ông nhà nho thật gàn hết chỗ nói.
Gã thu lấy thơ rồi cất tiếng mời :-Vụ này xong xuôi rồi. Chúng ta cùng nhau uống chung rượu gọi là tiếp
phong ba vị tiên sinh.
Cố Viêm Võ nói :
-Vi huynh đệ và Lục Kỳ huynh một bên văn, một bên võ, đều là trụ thạch
trong công cuộc phục hưng Minh thất. Đặng Cao Mật, Quách Phần Dương cũng
chỉ như vậy mà thôi. Nếu chúng ta lật được tên lão tặc Ngô Tam Quế, tức là chặt
một cánh tay của bọn Thát Đát đó. Vi huynh đệ! Chung rượu này chờ sau khi đại
công cáo thành sẽ uống. Bây giờ bọn tại hạ ba người hãy xin cáo biệt, kẻo ở đây
lâu có thể tiết lộ phong thnh làm hư đại sự.
Vi Tiểu Bảo tuy trong lòng rất kính trọng bọn Cố Viêm Võ, nhưng ba vị này
là danh sĩ chuyên nhai văn nhấm chữ, nói câu nào cũng đầy điển cố mà phải tiếp
chuyện họ lâu, cảm thấy có điều câu thúc không được tự do. Gã nghe bọn họ
cáo từ bất giác mừng thầm quá sự mong đợi.
Gã lẩm bẩm :
-Ba vị lão tiên sinh này nhất định không thích đánh bạc, mà có ngó thấy các
cô gái đẹp như tiên sa trong kỹ viện cũng hồn bay phách tán. Mình có lỡ miệng
tuôn ra một câu "Con mẹ nó", tất các vị phải trợn mắt phờ râu. Các vị bỏ đi là
phước cho mình.
Gã lấy ra một tập ngân phiếu chia tặng cho mỗi vị ba ngàn lạng bạc để làm
tiền lộ phí.
Gã lại sai Từ Thiên Xuyên và Cao Ngạn Siêu hộ tống khách ra ngoài thành.
Cố Viêm Võ, Tra Y Hoàng, Lữ Lưu Lương đi khỏi rồi, Vi Tiểu Bảo khoan khoái
nghĩ bụng :
-ở triều đình những người làm quan văn đều là tay giỏi chữ nghĩa. Nhưng
chẳng có việc gì thích thú. Mấy quan lớn ở Dương Châu như Tổng Đốc, Tuần Phủ
coi bộ còn đỡ hơn bọn Cố tiên sinh, Tra tiên sinh, Lữ tiên sinh. Nếu bàn đến
chuyện kết giao bằng hữu, tưởng chơi với tên cẩu quan Ngô Chi Vinh lại hay hơn
Cố tiên sinh.Vi Tiểu Bảo còn đang ngẫm nghĩ, bỗng thấy thân binh vào bẩm có quan tổng
đốc và quan tuần phủ đến xin ra mắt.
Vi Tiểu Bảo liền ra sảnh đường tiếp khách. Gã thấy vẻ mặt hai người rất
nghiêm trọng, không khỏi hồi hộp trong lòng.
Chủ khách hành lễ an tọa rồi, viên Tổng đốc lấy trong tay áo ra một đạo
công văn, cầm hai tay đứng dậy dâng lên nói :
-Thưa Khâm sai đại nhân! Xẩy ra việc lớn rồi.
Vi Tiểu Bảo đón lấy công văn đưa cho Tuần phủ nói :
-Tiểu đệ không biết mấy về văn tự, xin lão huynh đọc giùm cho.
Viên tuần phủ đáp :
-Dạ!
Y mở công văn ra nhưng đã hiểu nội dung rồi, liền nói ngay :
-Thưa đại nhân! Bộ Binh ở trong kinh đưa văn thư đến các cấp báo phải cho
đại nhân biết ngay là tên nghịch tặc Ngô Tam Quế đã dấy binh tạo phản.
Vi Tiểu Bảo nghe nói cả mừng, gã không nhịn được vừa nhảy lên như con choi
choi, vừa la :
-Con mẹ nó! Lão tiểu tử này quả nhiên khởi sự rồi.
Tổng đốc và Tuần phủ ngơ ngác nhìn nhau. Hai người tuy đã biết vị Khâm sai
đại nhân này được đức Hoàng đế rất sủng ái và gã là kẻ bất học võ thuật, nhưng
gã nghe tin Ngô Tam Quế tạo phản là một việc động trời mà sao gã lại mừng như
điên thì thật là một chuyện không ai hiểu được gã có dụng ý gì?
Vi Tiểu Bảo thấy Tổng đốc và Tuần phủ vẻ mặt ngơ ngác, liền cười nói:
-Hoàng thượng thần cơ diệu toán đã tiên liệu vụ này rồi. Hai vị bất tất phải
hoang mang. Binh mã, lương thảo, súng ống thuyền bè của nhà vua đã chuẩn bị
đâu vào đấy. Lão tiểu tử Ngô Tam Quế không động thủ thì thôi, hắn mà tạo phản
thì nhất định chúng ta bắt cho bằng được Trần Viên Viên của hắn.
Tổng đốc và Tuần phủ nghe Vi Tiểu Bảo nói ba hoa chẳng đâu vào đâu,
nhưng biết Hoàng đế đã chuẩn bị đầy đủ cũng yên tâm được một phần.Nên biết Ngô Tam Quế là một tuy giỏi nghề dùng binh, dưới trướng toàn
những binh cường mã tráng, nổi danh thiên hạ từ lâu. Các quan nghe tin hắn dấy
binh tạo phản, chẳng ai là không kinh hồn bạt vía, chỉ lo cho cái mũ cánh chuồn
đội trên đầu khó bề giữ vững.
Vi Tiểu Bảo lại nói tiếp :
-Chỉ còn một điều rất kỳ quái.
Hai người hỏi ngay :
-Xin đại nhân cho biết tường tận được chăng?
Vi Tiểu Bảo liền hỏi :
-Hai vị vừa mới được tin này phải không?
Tổng đốc đáp :
-Thưa phải! Ty chức vừa tiếp được công văn Binh bộ gởi đến lập tức cùng
phủ đài đến hành viên báo cáo với Đại nhân.
Vi Tiểu Bảo hỏi :
-Chưa tiết lộ ra ngoài thật chứ?
Hai người đồng thanh đáp :
-Đây là quân quốc đại sự há phải tầm thường? Bọn ty chức khi nào dám tiết
lộ, phải chạy đến ngay trình đại nhân định đoạt.
Vi Tiểu Bảo hỏi :
-Thế mà viên tri phủ ở Dương Châu sao đã biết rồi? Vụ này thật là cổ quái!
Tổng đốc và tuần phủ đưa mắt nhìn nhau. Cả hai cùng lộ vẻ kinh hãi.
Tổng đốc nói :

-Không hiểu Ngô tri phủ đã nói gì? Xin đại nhân cho biết.
Vi Tiểu Bảo đáp :
-Y vừa úp úp mở mở đến đây cho tiểu đệ hay là phương tây nam sắp xẩy
chuyện lớn. Có người muốn làm Chu Nguyên Chương, còn hắn cũng muốn làm Lưu
Bá Ôn. Hắn khuyên tiểu đệ nên biết thời vụ và bắt hai vị tức khắc. Tiểu đệ chẳnghiểu Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn là những nhân vật như thế nào. Thấy hắn nói
càn nói bậy, tiểu đệ toan trách mạ hắn, thì hai vị tới đây.
Tổng đốc và Tuần phủ giạt minh kinh hãi sắc mặt tái mét.
Tổng đốc là người tâm cơ rất tầm thường. Viên tuần phủ có tài ứng biến, liền
nói :
-Ngô phủ tôn mà nói vậy là có ý xúi giục đại nhân tạo phản. Hắn không muốn
giữ vững cái đầu nữa rồi.
Vi Tiểu Bảo hỏi :
-Tiểu đệ không hiểu hắn có chủ ý gì, muốn hỏi cho minh bạch, thì hắn nói rất
văn hoa, những gì tiên sinh phát hậu phát? Tại hạ liền hỏi hắn : Lão gia nhỏ tuổi mà
đã làm nên quan lớn, vẫn chưa đáng kể là tiên phát hay sao?
Tổng đốc và tuần phủ đều nghĩ bụng :
-Những từ ngữ "Tiên phát, hậu phát" mà Ngô tri phủ nói đó là "tiên phát chế
nhân hậu phát chế ư nhân" nghĩa là phát động trước thì kiềm chế được người, nếu
phát động sau tất bị người kiềm chế. Khâm sai đại nhân ít học vấn lại hiểu chữ
"phát" nghĩa là phát đạt.
Hai người đều là tay lão luyện, tuy nghĩ vậy mà không nói ra. Sự thực thành
ngữ "Tiên phát chế nhân" Vi Tiểu Bảo đã được nghe thầy đồ nhắc tới không biết
bao nhiêu lần, có điều gã giả vờ ngây ngô, ngớ ngẩn mà thôi.
Tuần phủ hỏi :
-Ngô tri phủ thật là lớn mật! Không hiểu y còn ở đây chăng?
Vi Tiểu Bảo đáp :
-Y còn ở đây chờ thương nghị kế hoạch với tiểu đệ. Hừ! Y bất quá là một
viên tri phủ nhỏ mọn thì có kế hoạch gì đáng thương nghị với tiểu đệ. Đánh dẹp
Ngô Tam Quế là một việc lớn, tiểu đệ chỉ có thể xin bàn với hai vị, chẳng khi nào
lại đi nghe luận điệu ba hoa của một tên tri phủ.
Tuần phủ nói :-Dạ dạ! Ty chức muốn thỉnh cầu đại nhân cho kêu tri phủ ra đây để hỏi hắn
mấy câu được chăng?
Vi Tiểu Bảo đáp :
-Nếu vậy càng hay.
Gã quay lại bảo thân binh đi mời Ngô tri phủ.
Ngô Chi Vinh lên nhà đại sảnh thấy Tổng đốc, Tuần phủ ngồi cả đó, không
khỏi giật mình. Gã vừa mừng vừa lo. Mừng ở chỗ Khâm sai đại thần coi những điều
mật báo của hắn là quan trọng phải triệu Tổng đốc, Tuần phủ đến để cùng nhau
thương nghị đại sự. Hắn lo vì tin tức này tiết lộ thì Tổng đốc và Tuần phủ thế nào
cũng chia sớt mất một phần đại công của hắn
Ngô Chi Vinh tiến lên đưa lời thỉnh an, làm lễ tham kiến rồi thòng tay đứng thị
lập một bên.
Vi Tiểu Bảo cười nói :
-Mời Ngô phủ tôn an tọa.
Ngô Chi Vinh đáp :
-Dạ dạ! Đa tạ đại nhân.
Hắn ghé đít khép nép ngồi xuống cạnh ghế.
Vi Tiểu Bảo nói :
-Ngô tri phủ! Tri phủ có việc lớn đến đây thương nghị với huynh đệ, phủ tôn
đã dặn đi dặn lại huynh đệ nên kín chuyện, đừng để Tổng đốc đại nhân Tuần phủ
đại nhân hay biết, nhưng huynh đệ nhận thấy vụ này trọng đại vô cùng, cần mời hai
vị đại nhân đến bàn định, xin phủ tôn miễn trách.
Ngô Chi Vinh cực kỳ bẽn lẽn, vội đứng vậy nhìn Vi Tiểu Bảo và Tổng đốc,
Tuần phủ thỉnh an lần nữa rồi cười nói :
-Ty chức thật là lớn mật! Xin ba vị đại nhân đại lượng xét soi vụ này... vụ
này...
Hắn định tìm lời che lấp, nhưng Vi Tiểu Bảo đã nói huỵch toẹt rồi, hắn có nói
gì cũng không bưng bít được nữa, thành ra ấp úng nói không thốt nên lời.Tổng đốc và Tuần phủ tức giận Ngô Chi Vinh là thuộc hạ mà dám qua mặt, sắc
diện hai vị đã khó coi càng khó coi hơn.
Vi Tiểu Bảo mỉm cười nói :
-Nguồn tin của Ngô tri phủ rất đỗi linh thông. Đại nhân bảo ở tây phương Tây
nam có một vị võ tướng trong tay nắm giữ binh quyền trọng đại, chỉ nội nhật ngày
hôm nay dấy binh tạo phản. Vụ này xẩy ra thật là khốn đốn, có thể làm chấn động
thiên hạ. Đến mức Hoàng thượng ở chốn long đình còn không ngồi yên được thì
cái đầu chúng ta không chừng sẽ bị rớt hết. Phải vậy chăng?
Ngô Chi Vinh đáp :
-Dạ! Nhưng ba vị đại nhân hồng phúc tầy trời, việc gì cũng phùng hung hoá
cát, tai nạn trở nên điềm lành, nhất định chẳng có điều chi đáng ngại.
Vi Tiểu Bảo nói :
-Đó là nhờ hồng phúc của Ngô đại nhân. Ngô đại nhân ơi! Vị võ tướng đó
đồng tôn với đại nhân và cùng ở họ Ngô phải không?
Ngô Chi Vinh đáp :
Dạ! Y cùng tôn tộc với ty chức...
Vi Tiểu Bảo cướp lời :
-Phong thơ của tên võ tướng mà đại nhân lấy được chính là bút tích của y
viết ra, nhất định không phải chuyện giả mạo chứ?
Ngô Chi Vinh đáp :
-Cái đó đúng cả trăm phần trăm nhất quyết không giả dối được.
Vi Tiểu Bảo gật đầu nói :
-Trong bức thơ đó tuy không nói đến việc khởi binh, chỉ nắc tới chuyện Chu
Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn gì gì, tiểu đệ không đọc được sách, chẳng hiểu ý tứ
trong thơ nói sao? Ngô đại nhân đã giải thích tường tận và yêu cầu huynh đệ hành
động lập tức. Đại nhân còn nói đây là cơ hội ngàn năm một thuở... một trường phú
quý nhất định lọt vào tay. Huynh đệ có thể được phong vương, mà Ngô đại nhân
cũng được phong tước bá. Có đúng thế không?Ngô Chi Vinh đáp :
-ý kiến thô thiển của ty chức là như vậy. Đại nhân đoán việc cao thâm gấp
trăm ty chức chắc đã biết rõ. Còn những lời viết trong thơ quả đúng như vậy.
Vi Tiểu Bảo rút trong áo ra phong thơ của Ngô Lục Kỳ bước tới trước mặt
Ngô Chi Vinh quay lưng về phía Tổng đốc, Tuần phủ để che khuất lá thơ rồi hỏi :
-Phong thơ này phải không? Đại nhân coi cho rõ, chớ để lầm lộn.
Ngô Chi Vinh đáp :
-Dạ dạ! Đúng phong thơ này, quyết không lầm được.
Vi Tiểu Bảo nói :
-Hay lắm!
Gã cất thơ vào trong tay áo, trở về ghế ngồi, nói :
-Ngô tri phủ! Xin đại nhân hãy lui ra để huynh đệ thương nghị cùng hai vị đại
nhân đây. Xem chừng công danh phú quý của ba chúng ta hoàn toàn trông cậy
vào Ngô đại nhân. Ha ha ...
Gã nói rồi nổi lên tràng cười ha hả
Ngô Chi Vinh trong lòng cao hứng, vẻ đắc ý lộ ra ngoài mặt. Hắn nhìn ba
người thỉnh an nói :
-Ty chức hoàn toàn trông cậy vào sự tài bồi của ba vị đại nhân.
Rồi nghiêng mình khép nép rút lui.
Vi Tiểu Bảo chờ Ngô Chi Vinh ra đến cửa mới hỏi :
-Ngô đại nhân! Biệt hiệu của đại nhân là gì?
Ngô Chi Vinh đáp :
-Không dám! Ty chức tên là Chi Vinh, tiểu tự là Lệnh Dự, biệt hiệu là Hiển
Dương.
Vi Tiểu Bảo gật đầu nói :
-Vậy là đúng rồi.Lúc Vi Tiểu Bảo gạn hỏi Ngô Chi Vinh, Tổng đốc và Tuần phủ đã tức giận vô
cùng. Nhưng theo lề luật quan trường thì khi thượng quan đang nói, kẻ thuộc hạ
không dám xen vào.
Tổng đốc vốn tính nóng nẩy toan trách mắng Ngô Chi Vinh, thì Vi Tiểu Bảo
đã bảo hắn lui ra. Bất giác trán hắn nổi gân xanh, mặt đỏ bừng lên.
Vi Tiểu Bảo lấy phong thơ giả của Tra Y Hoàng viết ở trong tay áo bên trái
ra, nói :
-Hai vị hãy coi bức thơ này! Thằng cha Ngô Chi Vinh bảo là một tin ghê gớm
lắm! Tiểu đệ chưa đọc qua, chẳng hiểu những lời hắn nói chân hay giả.
Tổng đốc đón lấy thơ thấy ngoài phong bì đề :
-"Thân gửi Dương Châu phủ tri phủ lão gia khai khán". Lão rút lá thơ bên
trong ra cùng tuần phủ xem xét, thấy mào đầu ngay bốn chữ "Hiển Dương hiền
diệt"
Hai người càng coi xuống càng tức giận.
Tổng đốc chưa coi hết lá thơ đã vô án la :
-Tên chó má này thật là lớn mật! Ta phải chém hắn một đao cho rồi đời.
Tuần phủ tinh tế hơn. Y thấy chuyện Ngô Chi Vinh dám cả gan công nhiên
khuyến cáo thượng quan tạo phản thật có điều không hợp lý, nhưng vừa rồi Vi
Tiểu Bảo chất vấn Ngô Chí Vinh y đã nghe rõ hai bên đối đáp thì vụ này chẳng
còn điều chi hoài nghi nữa. Vả hôm trước các quan thưởng hoa thược dược ở
trước chùa Thiên Trí, Ngô Chi Vinh đã nói ra miệng Ngô Tam Quế là chú họ hắn, y
cho rằng Ngô Chi Vinh nắm chắc cuộc tạo phản của Ngô Tam Quế sẽ thành công,
nên hắn cao hứng đến độ quên hết mọi sự về lề luật và hành động táo bạo
không còn ủy kỵ gì nữa.
Vi Tiểu Bảo nói :
-Phong thư này phải chăng đúng là Ngô Tam Quế viết ra?
Tổng đốc đáp :
-Tên chó má kia đã quả quyết đúng cả trăm phần trăm thì còn trật thế nào
được?Vi Tiểu Bảo lại hỏi :
-Bức thơ này là một thiên đại luân trường giang, không hiểu viết những gì?
Tiểu đệ phiền hai vị giải thích cho nghe.
Tuần phủ liền giải thích từng câu "Trảm bạch xà nhi phú trường nong", "Nạp
chi hạ chi lý", "Phấn đào thương

Advertisement
nhi đô ứng thiên", "Thủ thành ý chi tước" gì gì, ý
nghĩa làm sao, điển cố thế nào, bất nhất giảng giải minh bạch.
Tổng đốc nói thêm :
-Nguyên một câu "Ngã Thây Tổ Cao Hoàng đế chủ xưng Ngô Quốc" là đủ
khiến cho hắn phải tru di tam tộc.
Tuần phủ gật đầu nói :
-Việc tên nghịch tặc họ Ngô khởi sự nghe nói hắn đã dùng lời hiệu triệu của
Chu Tam Thái tử nào đó, tuyên bố là khôi phục nhà Minh.
Ba người đang nghị luận, bỗng nghe báo có ngự tiền thị vệ từ Đông kinh đưa
thánh chỉ tới.
Vi Tiểu Bảo cùng Tổng đốc, Tuần phủ lật đật quỳ xuống nghênh tiếp thánh

chỉ.
Đây là chỉ dụ của Vua Khang Hy tuyên triệu Vi Tiểu Bảo phải cấp tốc hồi
kinh đồng thời là sắc lệnh giao công việc kiến tạo Trung liệt từ ở Dương Châu
cho Đỗ chánh ty tỉnh Giang TÔ biện lý.
Vi Tiểu Bảo cả mừng nghĩ bụng :
-Tiểu hoàng đế khởi binh đánh dẹp Ngô Tam Quế mà phái ta làm Đại nguyên
soái thì oai phong biết mấy!
Tổng đốc và Tuần phủ nghe giọng văn trong thượng dụ thì hiển nhiên Hoàng
đế triệu Vi Tiểu Bảo hồi kinh là để giao trọng nhiệm cho gã, liền ngỏ lời chúc hạ,
cung hỷ gã gia quan tấn tước.
Vi Tiểu Bảo cười nói :-Khi tiểu đệ bái kiến Hoàng thượng, dĩ nhiên sẽ ca ngợi công cuộc trọng đại
của nhị vị. Có điều nhị vị làm quan đặc sắc ở điểm nào, nói ra lại xấu hổ, tiểu đệ
thật chưa hiểu rõ lắm. Vậy xin nhị vị nói cho tại hạ nghe, để liệu bề đấu đối.
Tổng đốc và Tuần phủ mừng rỡ khôn xiết, chắp tay cảm tạ.
Tổng đốc liền khoa trương thành tích của Tổng đốc, nào là cố sức tìm hiểu
tính tình của nhà vua để làm việc cho đắc lực, nào là chuyên cần chính sự, thương
yêu bách tính, nào là tuyên giáo đức hóa của triều đình tới nhân dân. Thực ra
mười phần có đến chín phần là giả dối.
Tổng đốc thấy Vi Tiểu Bảo chú ý lắng nghe lại gật đầu lia lịa tỏ vẻ đồng tình,
y sung sướng toét miệng ra mà cười, không ngậm lại được.
Tiếp theo Tuần phủ cũng kể mấy thành tích đắc ý nhất của mình. Tuy y nói
một cách đơn giản mà công lao không phải tầm thường.
Vi Tiểu Bảo nói :
-Những điều Tuần phủ đại nhân nói đây, tiểu đệ đều ghi nhớ cả rồi. Tưởng
chúng ta nên thêm vào một công cuộc to lớn nữa là việc Ngô tặc tạo phản làm
cho Đức Hoàng thượng thống hận đến cùng cực. Ngoài ra Ngô Chi Vinh toan làm
nội ứng cho lão có ý hiệu triệu văn võ quan viên toàn tỉnh Giang Tô theo chúng
phản nghịch. May mà ba chúng ta tra xét ra được. Vụ này tâu lên thì việc phong
thưởng chúng ta không chạy đâu mất được. Sáng mai tiểu đệ thượng lộ về kinh,
xin hai vị viết bản tâu đi.
Tổng đốc và Tuần phủ đồng thanh đáp :
-Đây là đại công của Vi đại nhân, bọn ty chức không dám xen lấn vào.
Vi Tiểu Bảo nói :
-Nhị vị bất tất phải khách sáo. Vụ này kể như công lao của cả ba người chúng
ta.
Tổng đốc và Tuần phủ lại tạ ơn lần nữa rồi mới cáo từ lui ra.
Vi Tiểu Bảo kêu bọn Từ Thiên Xuyên cột Ngô Chi Vinh lại, nhét giẻ vào
miệng hắn khiến hắn không nói được.Ngô Chi Vinh trong lòng rất lấy làm kỳ, hắn vừa lo sợ vừa kinh ngạc không
biết thế nào mà kể.
Vi Tiểu Bảo sai thân binh đến Lệ Xuân viện đón mẫu thân tới. Gã cải trang
làm thường dân cùng mẫu thân tương kiến.
Vi Xuân Phương không biết con mình đã làm quan to, bà cho là gã cờ gian
bạc lận được một món tiền lớn. Bà nghe gã nói muốn đón mình về Bắc Kinh an
hưởng phú quý, liền lắc đầu đáp :
-Tiền cờ bạc nay được mai thua. Ta theo ngươi đến Bắc Kinh rồi ngươi thua
hết sạch sành sanh, có khi phải đem bán lão nương vào nhà chứa cũng chưa biết
chừng. Lão nương làm ăn ở Dương Châu đã quen rồi và dễ chịu hơn. Bây giờ lên
Bắc Kinh nghe người ta nói tiếng trọ trẹ theo lối quan thoại, lão nương khó mà
hiểu được.
Vi Tiểu Bảo cười nói :
-Má má cứ yên trí đi, không phải lo lắng chi cả. Đến Bắc Kinh rồi má má được
ăn sung mặc sướng, ăn toàn cao lương mỹ vị, mặc toàn theo lụa lượt là, lại có nha
đầu, lẫu ẩu hầu hạ, chẳng phải làm một việc gì. Tiền bạc của hài nhi hiện nay đánh
bạc suốt đời cũng không thua hết.
Vi Xuân Phương lắc đầu quầy quậy đáp :
-¡n rồi ngồi không lại càng buồn chết người. Còn kẻ hầu người hạ thì lão
nương không có phúc phận để mà thừa hưởng. Lão nương đến Bắc Kinh thì chỉ
không đầy ba ngày là muốn bỏ đi.
Vi Tiểu Bảo đã biết tính nết mẫu thân, gã cũng nghĩ rằng nếu ăn rồi ngồi rú
rú trong phòng viện rộng thênh thang quả là vô vị thật.
Gã liền lấy ra một tập ngân phiếu cộng năm vạn lạng bạc đưa cho mẫu thân,
nói :
-Má má! Má má dùng số tiền này để mua lại viện Lệ xuân tự mình đúng làm chủ
nhân.
Gã dừng lại một chút rồi tiếp :-Hài nhi tìm mua thêm cho má má ba kỹ viện nữa để mở Lệ Hạ viện, Lệ Thu
viện, Lệ Đông viện. Thế mà một năm bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều được phát
tài.
Vi Xuân Phương không hoài bão chí lớn, bà cười đáp :
-Ta đi kêu người coi lại xem tập ngân phiếu này là chân hay giả đã. Nếu đúng
của thật đổi được tiền thì lão nương mở một viện nho nhỏ cũng đủ thỏa mãn rồi.
Còn muốn mở lớn thì chờ ngươi trưởng thành sẽ liệu.
Vi Tiểu Bảo cười rồi đưa mẫu thân ra về.
Vi Xuân Phương ra đến cửa, dừng bước lại khẽ hỏi :
-Tiểu Bảo! Ngươi làm gì mà lắm tiền thế? Có phải ngươi đi ăn cắp của người
ta không?
Vi Tiểu Bảo lấy bốn hạt xúc xắc trong túi áo ra, miệng hô :
-Mãn đường hồng!
Gã gieo bộ xúc xắc xuống bàn. Quả nhiên con nào cũng hướng mặt "tứ
điểm" lên.
Vi Xuân Phương mừng rỡ vô cùng. Bây giờ bà mới yên lòng cười nói :
-Thằng láu cá này đã có bảnh lãnh về nghề bạc bịp thì không bao giờ thua
hết tiền thật.
Dứt lời bà thoăn thoắt đi ngay.
Lúc này các văn võ quan viên thành Dương Châu đã đứng sắp theo thứ tự ở
ngoài sảnh đường để đón chờ Khâm sai đại nhân.
Người nào cũng đưa một phần lễ trọng để tiễn chân.
Dương Châu là đất bờ xôi ruộng mật. Ai đến làm quan ở đây cũng không
mong thăng quan để khỏi phải chuyển đi nơi khác. Họ chỉ cần Khâm sai đại nhân
về tới Bắc Kinh nói mấy câu tử tế, để được ở lại Dương Châu làm thêm mấy năm là
trong lòng thỏa mãn lắm rồi.
Tổng đốc và Tuần phủ dĩ nhiên phần nghi trình càng long trọng hơn.Việc miễn lương tiền cho nhân dân phủ Dương Châu dĩ nhiên có phần khấu
trừ cho những tay kinh doanh. Vi Tiểu Bảo không kịp tự mình biện sự, nhưng Tổng
đốc, Tuần phủ đã đem phần đáng được khấu trừ dâng lên một cách ổn thỏa.
Vi Tiểu Bảo đem một số võ tướng cùng kẻ thân tùy, người nào cũng được dự
phần lễ hậu.
Viên Tuần phủ đã viết xong tấu chương để Vi Tiểu Bảo điện tâu Hoàng đế.
Trong bản tấu chương nói tỷ mỉ những công cuộc ngấm ngầm thám phỏng và công
nhiên tra xét. Khâm sai phải dấn thân vào nơi hiểm địa mới khám phá ra được
những hành động của Ngô Tam Quế. Trong tấu chương còn khoa trương những mật
mưu của Ngô Chi Vinh mà Tuần phủ và Tổng đốc đã phụ giúp và đáng được hưởng
công lao đôi chút.
Tuần phủ lại nói :
-Nay Hoàng thượng hưng binh đánh dẹp nghịch tặc Ngô Tam Quế, đáng tiếc
ty chức là văn quan, không thể ra trận giết giặc. Trong vòng mười ngày ty chức sẽ
áp giải lương thực đưa đến Hồ Nam để Hoàng thượng xử dụng.
Vi Tiểu Bảo vui mừng đáp :
-Đại quân chưa tới nơi đã sẵn sàng lương thảo là hay lắm! Các huynh lo nghĩ
chu đáo như vậy, nhất định sẽ làm cho Hoàng thượng được hài lòng.
Hôm sau Vi Tiểu Bảo cùng bọn tùy tùng và binh mã lên đường áp giải cả Ngô
Chi Vinh và Mao Đông Châu dời khỏi Dương Châu trở về Bắc Kinh.
Vì Đức vua ban thượng dụ tuyên triệu khẩn cấp nên đoàn người ngựa không
dám chần chờ ở dọc đường, bỏ mất cơ hội thâu lượm lễ vật trong hậu cùng của
đút.
Trong khi đi đường, Vi Tiểu Bảo được tin Ngô Tam Quế khởi binh rồi, đề
đốc Vân Nam là Trương Quế Trụ. Tuần Phủ Quý là Tào Thân Cát đề đốc là Lý Bản
Thâm đều phụ giúp Ngô Tam Quế. Tổng đốc Vân Quý là Cam Văn Côn tự sát.
Một hôm đi tới địa giới tỉnh Sơn Đông thì thấy chiếu văn của Vua Khang Hy
thống trách Ngô Tam Quế.
Địa phương quan sao bảng văn trình lên Khâm sai đại thần.Vi Tiểu Bảo kêu sư gia đọc chiếu văn và giải thích.
Sư gia liền đọc chiếu :
"Tên nghịch tặc Ngô Tam Quế lâm vào bước đường cùng chạy đến quy thuận.
Đức thế tổ Chương hoàng đế nghĩ tình hắn tâm đầu hàng, trao cho nắm giữ binh
quyền lại phong vương tước. Hắn đã minh thệ buộc mình vào với sơn hà. Những
tướng thuộc hạ của hắn cũng được phong quan đời đời hưởng lộc. Đức thế tổ đối
với hắn như vậy tưởng là ơn đức tầy non"
"Ngô Tam Quế trọng trấn đất Điền Nam được triều đình dốc lòng tin cậy. Khi
trẫm lên ngôi lại đặc biệt thăng cho hắn làm Thân vương, coi chẳng khác kẻ tâm
phúc, ủy thác giữ vững thành trì. Lòng ưu ái đến thế là cùng cực, cổ kim hãn hữu"
Vi Tiểu Bảo nghe đọc đọan chiếu này cùng những lời giải thích của gia sư, gã
không ngớt lẩm nhẩm gật đầu nói :
Đức Hoàng thượng đối đãi với tên phản tặc này như vậy qủa là trọng hậu,
tuyện không nói quá chút nào. Nhưng ta đây đối với Hoàng thượng dốc lòng hai
chữ trung trinh mà mới được phong tước Bá. Từ tước Bá lên đến thân vương còn
cách một đoạn đường dài.
Gia sư lại đọc tiếp :
"Ai ngờ Ngô Tam Quế tính nết kỳ khôi, đầy lòng man trá. Hắn được sủng ái,
sinh ra kiêu ngạo, ngấm ngầm mưu đồ phản nghịch".
"Tháng bảy năm nay hắn thỉnh cầu di chuyển về nơi khác. Trẫm tưởng rằng lời
thỉnh cầu của hắn do lòng thành thực, lại nghĩ tới hắn tuổi già suy nhược mà thầy
trò hắn viễn tú xa xăm đã lâu ngày nên phê chuẩn cho hắn toại nguyện đặng nghỉ
ngơi trong lúc tuổi già. Đồng thời trẫm sức cho các chức ty địa phương phải sắp
đặt chu đáo, khỏi gây xáo trộn".
"Trẫm lại đặc biệt phái đại thần đến nơi để đọc chỉ dụ tuyên lời ủy lạo".
"Tóm lại, trẫm đối với Ngô Tam Quế hết lòng hết dạ về đủ mọi phương diện,
không còn thế nào làm hơn được nữa".
"Mới đây Tổng đốc Xuyên Hồ là Thái Dục Vinh tâu rằng :"Ngô Tam Quế làm điều phản bạn, vong ân phụ nghĩa mấy đời triều đình đã
chí tình trọng hậu với hắn. Nhất đán hắn ỷ thế mạnh của loại diều hâu làm điều
hung nghịch khiến cho trăm họ lầm than, quỷ thần cũng phải phẫn nộ, phép nước
không thể dung tha".
Vi Tiểu Bảo nghe đọc một câu lại ca ngợi một câu. Gã nói :
-Đức Hoàng thượng khoan hồng đại độ. Ngô Tam Quế làm điều vô thiên vô
phép mà ngày không chưởi bới con bà nó, vẫn dùng lời lịch sự. Thật là môt đấng
nhân quân.
Bọn Trương Dũng, Vương Tiến Bảo, Triệu Lương Đống, Tôn Tư Khắc và anh
em Thiên Địa Hội đứng nghe, đều nghĩ thầm :
Trong chiếu văn chỉ nói đến Hoàng đế đối đãi với Ngô Tam Quế rất mực ưu
đãi và trách hắn vong ân bội nghĩa, tuyệt không nhắc đến kẻ Mãn người Hán mà
cũng không đề cập tới việc hắn sát hại vương thất Minh triều thì thật là cao minh.
Có thế mới khiến cho thiên hạ đều giác ngộ việc Ngô Tam Quế tạo phản là hành
động không thể tha thứ được.
Sư gia tiếp tục đọc xuống dưới. Phần này chỉ khuyên nhủ quan địa phương
không được theo hùa nghịch tặc. Cả những ai đã lầm theo tặc đảng thì mau mau
hối cải trở về quy thuận sẽ được triều đình bỏ đi không xét lỗi lầm. Bất luận
những người họ hàng thân thích nào với Ngô Tam Quế làm quan ở các tính, nhất
luật không bị liên quan.
Trong chỉ dụ còn nói :
"Ai có tài bắt được Ngô Tam Quế nạp ở quân trung sẽ được phong tước
thay cho hắn. Còn những người hoặc bắt hoặc giết nghịch đảng, hoặc đem binh
mã cùng thành trì của chúng quy thuận triều đình sẽ luận công thăng thưởng.
Quyết không sai lời".
Vi Tiểu Bảo nghe đoạn chót gia sư giải thích :
-Hoàng thượng đã ưng thuận cho ai bắt buộc Ngô Tam Quế đem vào quân
trướng là ngài phong cho chức Bình Tây Thân Vương.
Gã không khỏi ngứa ngáy trong lòng, quay lại ngó bọn Từ Thiên Xuyên nói :-Chúng ta đi bắt Ngô Tam Quế để làm Bình Tây Vương môt phen kể ra cũng
thú.
Quần hùng đều khen phải.
Bọn võ tướng Trương Dũng nghĩ thầm trong bụng :
-Dưới trướng Ngô Tam Quế rất nhiều binh hùng tướng mạnh bắt hắn đâu phải
chuyện dễ dàng?
Bọn Tứ Thiên Xuyên lại nghĩ khác :
-Bọn ta có giết Ngô Tam Quế cũng chỉ vì hắn làm nghiêng ngửa giang sơn của
người Hán chứ đâu phải vì Hoàng đế Thát Đát mà ra sức?
Vi Tiểu Bảo nghe được chiếu văn xong liền hạ lệnh lên đường lập tức. Gã
chỉ mong về tới Bắc Kinh cho sớm, vì gã sợ về chậm sẽ có người đoạt mất công
đầu này. Ai mà bắt được Ngô Tam Quế thì chức Bình Tây Vương không về tay gã
nữa.
Dọc đường không có sự gì xảy ra. Một hôm về tới Hương Hà gần Bắc Kinh.
Vi Tiểu Bảo dặn bọn Trương Dũng thống lãnh đại đội ở đại đây chờ đợi. Gã cùng
Song Nhi và quần hùng Thiên Địa Hội áp giải Ngô Chi Vinh rẽ về hướng Tây Nam.
Tòa nhà lớn của Trang gia ở phía Tây thành Bắc Kinh. Ngày trước Vi Tiểu Bảo
vâng lệnh Đức Hoàng đế lên Ngũ Đài Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây, nhân vào đó trú
mưa mà gặp một phen kỳ ngộ.
Trời đã xế chiều, đoàn người đến một tòa thị trấn cách Trang gia chừng hai
chục dặm, liền tìm đến phạm điếm ăn uống.
Lúc này mọi người đã thay mặc quần áo thường, lại điểm vào á huyệt Ngô Chi
Vinh, cởi trói để hắn đi lại như thường cho người ta khỏi nghi ngờ.
Quần hào vào ngồi xuống bên hai cái bàn gỗ, nhưng không ai muốn ngồi
chung với Ngô Chi Vinh. Chỉ có Song Nhi sợ hắn trốn mất nên thị ngồi cùng bàn
với hắng để tiện viện giám thị.
Cơm rượu đưa tới, mọi người đang ngồi ăn uống, bỗng ngoài điếm có mười
mấy người đi tới.

Advertisement

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện