Kim Sơn Hồ Điệp

Washington (9)


trước sau

Advertisement
Tuy đêm trước không hề làm gì, nhưng lợi thế của không-làm-gì là đúng bảy giờ sáng đã thức dậy. Ceasar xuống nhà ăn ở khách sạn ăn sáng, vì cô muốn ăn bữa sáng ở tiệm Khai Bình Quảng Đông trên phố người Hoa, còn anh thì không hứng thú lắm.

Trả phòng xong, đi bộ đến phố người Hoa cũng chỉ mới hơn tám giờ sáng. Ở đại lý du lịch phố người Hoa có bán vé tàu giá rẻ đi từ thành phố Atlantic đến bờ Tây cho toa người da màu – chưa chắc đã mua được giá vé này khi ở thành phố Atlantic. Trước đó cả hai đã thảo luận với nhau ở khách sạn, trong khi Hoài Chân ăn sáng, anh đi hai con phố để mua vé tàu. Đi đường nửa tiếng, tới phố người Hoa thì nắng lên, hai người chịu nóng không nổi, lúc đứng ngoài cửa tiệm trước khi chia ra, Hoài Chân bảo anh cởi áo khoác đưa cho cô, như vậy anh cũng dễ chịu hơn. Anh mặc khoác dạ màu xanh đen trông đàng hoàng, nhưng vừa tháo khăn quàng cổ xuống, Hoài Chân đã lập tức cười phì —— bên trong là áo tay ngắn màu lam đậm, lại sợ bị người ta nhìn ra manh mối nên nhét vạt áo vào lưng quần, thật đúng là nôn nóng muốn được đi nghỉ quá rồi.

Dù ăn mặc như thế, nhưng áo sơ mi tay ngắn rộng rãi đã vô hình để lộ vai rộng eo thon, khiến người trên nửa con phố đều quay lại nhìn anh.

Một lúc sau, chủ quán hỏi bằng quốc ngữ, “Bạn trai cháu hả?”

Cô hoàn hồn, cười nói, “Là chồng cháu ạ.”

Chủ quán cũng cười, “Đúng là hai đứa không sợ ai nhìn ngó nhỉ.”

Quán ăn sáng nằm bên đường gần phố 7th, trên bếp là chồng lồng hấp, khói trắng và mùi thơm cùng bốc lên ngào ngạt. Người Hoa thường vào trong quán, còn đứng trên bậc thềm bên đường mua hộp đồ ăn nhanh thì đa số toàn là người da trắng lái xe đi làm dọc phố 7th.

Hoài Chân đứng ngoài gọi món rồi xuống bậc thềm đi vào quán ngồi. Nấm hương khô ngâm nước vượt biển đến, cháo cá tuyết chưng thường gặp ở Đại Tây Dương, phối thêm bánh vải chiên vàng giòn rụm, trứng vịt Khai Bình và đậu nhự Quảng Hợp có thể bắt gặp ở bất cứ cửa hàng trái cây khô nào trên phố người Hoa, mùi vị không hề kém xa đồ ăn Quảng Đông chút nào. Tối mấy hôm trước cả hai đã đến đây một lần, Hoài Chân nhớ mùi vị, nên trước khi rời khỏi Washington muốn đến ăn lại một lần nữa.

Chủ quán là người thôn Hòa An thành phố Khai Bình, tới Mỹ đã lâu nên lúc nói không nghe ra giọng quê, song vẫn rất nhiệt tình với đồng hương.

Hoài Chân bước xuống bậc thềm, phát hiện người Hoa trong quán đều ngẩng đầu nhìn cô.

Cô nghiêng đầu, nhìn thấy trên cửa dán hai tờ giấy vuông vức cắt ra từ báo “Thành báo” tiếng Trung, bên trên in hai tấm ảnh của cô và Ceasar, tiêu đề viết lớn: “Con gái phố người Hoa ở thành phố San Francisco!”

Ảnh đen trắng hơi mờ, tuy không bắt đúng thần thái, nhưng hình xăm chữ “Vân” rất nổi bật cũng rất đặc biệt. Trong quán có đốt lò than, Hoài Chân vừa ngồi xuống đã cởi áo khoác, cho nên mọi người mới thấy rõ.

Nhưng công nhân người Hoa không giỏi xã giao, tuy có người nhìn thấy, song không ai tùy tiện tiến lên bắt chuyện.

Khách dần thưa, chủ quán thấy cô cũng sắp ăn xong cháo, lúc đưa cho cô đồ ăn bỏ túi để đem lên xe buýt Greyhound, ông ta hỏi, “Tới Washington kết hôn hả?”

Cô đáp phải.

“Tốt quá, tốt quá!” Chủ quán còn nói, “Hay có người trẻ như vậy đến đây lắm, ở bên ngoài bị bài xích quen rồi, trước khi đến Washington đều chạy thẳng tới phố người Hoa, rất hay đến chỗ tôi ăn cơm.”

Hoài Chân khen, “Trà buổi sáng ở Khai Bình ngon lắm.”

Chủ quán thấp giọng nói, “Hai ngày trước khi thấy hai cô cậu, tôi còn nói không biết có phải là đôi trên báo Daily Mail không.”

Hoài Chân cười nói, “Chuyện làm lớn rồi, cũng chỉ chạy được đến Columbia mà thôi.”

Chủ quán lại hỏi, “Sau này hai người định về đâu?”

“San Francisco.”

“Ở đó toàn người Tứ Ấp.”

Hoài Chân cười, “San Francisco người ở đâu cũng nhiều.”

“Đúng thế.” Rồi lại hỏi cô, “Quê nhà cháu ở đâu?”

Cô đáp, “Thanh Viễn ạ.”

“Ít khi thấy người ở khu Việt Bắc —— gần núi Phật.”

Hoài Chân “ồ” một tiếng.

Chủ quán lại hỏi, “Ở thôn nào?”

Cô cúi đầu ăn cháo, không dám nhìn lên, “Anh Đức ạ.”

“Huyện Anh Đức cũng coi như là huyện của Thanh Viễn.” Chủ quán cười nói, “Quê nội vợ tôi cũng ở Anh Đức, Anh Đức toàn người đẹp.”

Cô hỏi, “Chú đến đó lần nào chưa?”

Chủ quán đáp, “Nhiều năm rồi, cũng chỉ đợt về quê lấy vợ có đến một lần, thêm một lần đi giỗ tổ sau khi cưới. Năm đó ở nhà của anh em, đến bữa toàn ăn củ mài, cho nên mới hồi hương cưới vợ, tính ra cũng đã hơn hai mươi năm, giờ không còn nhớ gì.”

Hoài Chân lại hỏi, “Vợ chú… được đón đến Mỹ rồi ạ?”

Chủ quán nói, “Washington không được đông đúc như phố Sacramento ở San Francisco, người thân tới Mỹ, mọi chi phí phiếu xuất nhập ít nhất cũng 400 đồng bạc, mà chưa chắc là đã ổn thỏa. Tuy chính sách mấy năm trước có nới lỏng, nhưng nói cũng nói vậy thôi chứ đâu lỏng hẳn, mãi đến năm ngoái mới nhận được ——”

Đầu bếp nhồi mì ở đằng sau cười nói: “A Đức phải nín nhịn nhiều năm rồi đấy, vừa đón đến Mỹ cũng không được nghỉ ngơi, năm ngoái vừa đến, năm nay đã dưỡng thai, cũng cày cấy không ít.”

A Đức mắng bà ta.

Ăn hết một bát cháo, bên ngoài lại có khách đến, chủ quán A Đức lập tức ra đón, rốt cuộc Hoài Chân cũng thở phào. Lại ngẩng đầu nhìn lên, thì ra người đến là Ceasar.

Anh đứng bên đường, cúi người vẫy tay với cô. Đi đường chỉ mất mười phút, vì anh đã gọi hai xe taxi.

Hoài Chân đứng dậy chào tạm biệt chủ quán, lúc đi ra khỏi quán ăn, cô đưa áo khoác cho anh mặc vào.

Anh nói, “Sao ai em cũng biết thế?”

Cô cười, “Phố người Hoa mà.”

Ceasar liếc nhìn hộp đựng thức ăn, hỏi, “Cái gì đây?”

Hoài Chân nhìn xuống, thì ra anh không phải hỏi hộp thức ăn mà là hỏi hai túi cầu may màu đỏ nằm bên trên. Cô đưa hộp cho Ceasar xách, còn mình mở túi ra, phát hiện trong mỗi túi đựng 99 cent. Tới phố người Hoa ăn hai món, tổng cộng hết hơn hai đồng, vậy mà được trả lại gần hết.

Trên mỗi túi dùng chỉ vàng thêu mấy chữ hán: Trăm năm hòa hợp, tháng tháng bình an. Mặt sau thêu: từ trưởng bối ở phố người Hoa.

Khi người Quảng Đông lập gia đình, trưởng bối thường phát quà cho cô dâu chú rể, quà cáp không nằm ở tiền mà nằm ở tâm ý chúc phúc này.

Hoài Chân cay mũi, bị cảm động vì người xa lạ ở nơi xa không quen biết này, đến mức tay chân lóng ngóng.

Cô không nói với anh đó là gì, chỉ treo hai chiếc túi cầu phúc lên túi du lịch. Cả hai đều mặc áo quần tối màu, đi chung với nhau trông không sáng sủa chút nào. Nhất là Ceasar. Bây giờ treo túi cầu phúc lên balo lại khiến anh nhìn có chút sắc màu, chứ không phải là để trả thù. Anh hơi chê bai song cũng không nói gì, nắm tay cô kẹp vào dưới cánh tay.

Hôm đó trời rất nắng, hai người ngồi sau xe taxi, chiếc xe sắt bị nhiệt độ ngoài trời hun nóng làm cả hai thấy rệu rã, nhưng trong lòng lại thoải mái vui vẻ. Hoài Chân gối đầu lên tay anh, bất giác tưởng tượng đến cảnh tháng chín khi vừa lên cấp ba, trước mỗi giờ học tiếng Anh, lúc nào cũng trông chờ sẽ thấy anh, mà anh lại hiên ngang hếch cao mặt chỉ đích danh học sinh xấu trả lời sự khác nhau của at the top và on to onto. Cô có nằm mơ cũng không ngờ, mấy ngày sau lại gặp anh ở quán ăn ngoài trường.

***

Hôn lễ bắt đầu sau mười giờ, gần chín giờ rưỡi hai người mới tới, ngay từ rất sớm, đại sảnh dưới mái vòm lớn đã chật kín phóng viên, đến một con muỗi cũng bay không lọt.

Xuống xe ở bên ngoài bãi đậu xe, một cảnh sát đi tới mời bọn họ trình thiệp mời.

Hoài Chân đưa tấm thiệp mời của Catherine cho anh ta.

Cảnh sát kiểm tra thiệp mời, lại nói Ceasar mở túi du lịch ra kiểm tra, đồng thời để nữ cảnh sát đến lục soát người, rồi lúc này mới dẫn bọn họ đi vòng qua cánh phóng viên, từ phía sau rừng cây sồi xanh vòng qua cửa hông tiến vào lầu chính.

Lúc đi qua rừng sồi xanh, Ceasar hỏi cảnh sát: “Có phải ai cũng có đặc quyền đi tối đi tư nhân không?”

Cảnh sát không hề ngoái đầu lại, “Không phải tất cả tân khách được mời đều tới trễ, đi vào từ đại sảnh là không tôn trọng người khác.”

Ceasar không hỏi thêm, chỉ kéo tay cô bước đi.

Cầu thang sau rừng cây dẫn thẳng lên tầng ba ở tòa thị chính, đứng ở hành lang có thể thấy rõ toàn bộ quá trình làm lễ, và cả rất nhiều đầu người lúc nhúc ở dưới tầng một. Trên bậc thềm lớn và trong văn phòng đăng ký trống trớn, cô dâu chú rể hoàn tất quá trình đăng ký bước xuống bậc thang, rực rỡ xuất hiện. Vì vậy chỉ để lại mấy người gần gũi với cô dâu chú rể nhất.

Cô đoán mất người trẻ tuổi kia là những bạn thân độc thân của Andre, cùng với cha của Catherine và Ceasar. Nhưng cô không biết ai mới là Harold —— nhìn từ đằng xa, người ngoài văn phòng đăng ký đều mặc tây trang màu đen, cao lớn như nhau, lại tuấn tú lịch thiệp.

Hoài Chân quay đầu nhìn gò má Ceasar, định xem xem ai giống anh nhất.

Ceasar không xoay đầu đã nói, “Chính là người bị hói đó.”

Hoài Chân bật cười.

Thật tình mà nói, nhìn từ đằng xa thì khó nhận ra người nào bị hói ở mép tóc. Dù chân mép tóc có hình chữ M, nhưng chỉ cần không chải đầu thì sẽ không lộ rõ.

Cô nói, “Phải tin vào gen trội của mẹ chứ.”

Ceasar không lên tiếng.

Hoài Chân nói tiếp, “Cũng không dễ già đâu.”

Rốt cuộc Ceasar cũng mỉm cười.

Hoài Chân thật đúng là không biết làm sao. Anh chàng ngây thơ này.

Bài “Lohengrin” vang lên, là thời khắc thiêng liêng trang trọng biết mấy, màn trập lóe sáng liên tục tựa như vì sao trong đêm hè, người trong đại sảnh tòa thị chính lại bắt đầu xôn xao vì cô dâu chú rể, vậy mà cả hai lại nói đến chuyện hói đầu. Nói về ngây thơ, thật sự cũng chẳng ai hơn ai.

Rốt
Advertisement
cuộc lần này Hoài Chân cũng đã thấy rõ Harold. Ông mặc tây trang màu đen cùng cà vạt màu xám bạc, mái tóc vàng chải kiểu tóc Pompadour* chia 3:7, vừa trang trọng lại rất hợp mốt. Đúng là ở vùng mép tóc chữ M có hơi lưa thưa, song cũng không quá nghiêm trọng như Ceasar nói, chỉ là có khuynh hướng bị hói mà thôi. Thỉnh thoảng trong đôi mắt xanh lại lóe lên sự khôn khéo, nơi duy nhất luống tuổi trên cơ thể chính là đôi môi hơi mỏng, quanh năm mím chặt, không biết là đang cất giấu bí mật gò.

(*Pompadour là kiểu tóc nam có phần mái được hớt ngược về phía sau và có độ dài dài hơn phần tóc ở đỉnh và gáy, đồng thời hai bên gáy ngắn giống như kiểu tóc Undercut.)

Xét cho cùng, Harold có khí chất như ánh dương, mà điểm này lại không có ở trên người Ceasar, có lẽ khí chất của anh giống mẹ hơn, ra đời ở Hương Cảng, một cậu bé nắng mưa thất thường như thời tiết Hương Cảng, ngay đến cái tên tiếng Trung cũng rất hợp.

Catherine thì giống cha hơn, gần như được đúc từ cùng một khuôn mà ra, trời sinh đã được muôn người ngó đến. Chiếc váy trắng cô ấy mặc do nhà thiết kế của Dior và Givenchy – Robert Piguet đã tự tay may, rồi được chở thuyền từ châu Âu đến. Thực ra Hoài Chân biết ông ấy, có điều cô thật sự lười tìm hiểu sâu, mà chiều hôm qua lại bị cô ấy ép ôn lại một lần. Nói tóm lại, có lẽ cô có thể có một chiếc váy cưới đẹp hơn váy của Catherine nhiều, nhưng trong vòng mười năm tới ở bờ Đông, chắc chắn sẽ không có cô dâu nào đẹp hơn cô ấy, cũng sẽ không có cô dâu nào có tư cách để tổ chức đám cưới ở tòa thị chính đặc khu. Khoảnh khắc được cha nắm tay dẫn xuống bậc thềm, chắc chắn là khoảnh khắc cô ấy hạnh phúc nhất. Cả người trắng tinh khôi, trông tựa như thiên thần.

Người cha tuấn tú nắm tay một mỹ nhân, đích thân trao tay cô vào trong tay một người đàn ông tuấn tú khác như trẻ tuổi hơn, Hoài Chân không rõ giữa Catherine và Andre, ai là người hạnh phúc hơn. Không biết khi kết thúc khoảnh khắc này, so với việc gia tộc mắc nợ anh, liệu Andre có ý thức được bản thân còn mắc nợ cô dâu xinh đẹp vô tội trước mắt này nhiều hơn hay không; cũng không biết vào khoảnh khắc này, Catherine có mặc kệ mọi hiềm khích lúc trước của anh, toàn tâm toàn ý yêu người đàn ông này không. Nhưng chí ít dưới ống kính của cánh phóng viên và trong cái nhìn của ngàn con mắt, bọn họ yêu nhau một cách long trọng nồng nàn.

Nhìn thấy cô con gái xinh đẹp của mình cuối cùng được người con yêu kéo tay đi, dọc theo bậc thang tiến về phía cha xứ làm nghi thức trao nhẫn, đột nhiên Queline òa khóc ngay giữa bản nhạc nền Lohengrin, được mấy vị phu nhân quanh đó đỡ lấy mới không khóc bất tỉnh tại chỗ.

Ceasar hỏi cô, em có biết vì sao Queline khóc không?

Cô nghĩ ngợi rồi, nói, không phải là vì Catherine mặc váy cưới màu trắng, còn bà ấy thì không đấy chứ?

Ceasar cười đáp phải.

Vì chồng đã có một đời vợ, nên lúc kết hôn bà ấy không có cơ hội mặc váy cưới, chỉ có thể mặc lễ phục nhạt màu. Cuối cùng tâm nguyện chưa được hoàn thành này đã được con gái bà hoàn thành.

Dù không biết ở đây có bao nhiêu người biết chuyện, dù bộ váy bà đang mặc không phải là màu trắng tinh khôi. Nhưng không thể nghi ngờ gì nữa, vào khoảnh khắc này, Queline thực sự hạnh phúc.

Cả đại sảnh, ngoài Queline ra, còn có những người mặc âu phục, đứng gần cửa sổ sau trụ cẩm thạch ở tầng hai là không nghiêm túc – những anh chàng độc thân tuấn tú có quan hệ thân thiết nhất với chú rể, lúc cha xứ còn chưa kịp đọc lời thề, thì đột nhiên tập thể bọn họ đứng lên, ồn ào hét lớn: “I do, I do!”

Khách khứa trong tòa thị chính cười ầm.

Cha xứ cố gắng nghiêm mặt, nhưng rốt cuộc cũng không nghiêm nổi, cười phì vì đám người độc thân nghịch ngợm này.

Hoài Chân hỏi Ceasar, “Nếu không rời nhà, có phải anh cũng ở trong hàng ngũ phù rể đó không?”

Ceasar nói, “Không biết.”

Cô buồn bực, “Sao lại không biết?”

“Vì anh đã kết hôn rồi.”

Nhất thời Hoài Chân không ý thức được hai chuyện này thì liên quan gì nhau.

Ceasar đột nhiên nhắc nhở cô nhìn xuống.

Cô nằm trên lan can bằng đá, cúi đầu nhìn cha xứ và cô dâu chú rể.

Cha xứ nói, “Thật ra chúng ta không cần đến lời thề quê mùa như vậy nữa.”

Mọi người lại cười lên.

Ông ấy tiếp tục đọc đoạn bên dưới.

Chiếc nhẫn này tượng trưng cho sự bất tận và vĩnh hằng, là tình yêu giữa các con không có bắt đầu và kết thúc, là bao dung thấu hiểu lẫn nhau, hôm nay làm chứng cho hai con đứng đây, từ hai cá nhân trở thành một gia đình. Cũng là lời thề công khai của các con với tất cả mọi người có mặt trong hôm nay, thề rằng sẽ chung thủy với nhau suốt cuộc đời này…

Ngay sau đó, âm thanh từ đằng xa trở nên gần bên tai; giọng nói trầm trầm hùng hồn của cha xứ được thay bằng giọng nam trung trầm thấp quen thuộc, vừa vặn chồng lên nhau.

Ceasar đọc tiếp, “I give you this ring, in token and pledge, of my constant faith and abiding love; with this ring, I thee wed.”

(Anh trao em chiếc nhẫn là vật tượng trưng và cũng lời cam kết về tình yêu chung thủy vĩnh cửu của mình; Anh xin cưới em làm vợ với chiếc nhẫn này.)

Cô ngẩn người, đưa mắt nhìn Ceasar.

Ceasar cong khóe môi mỉm cười, không nhìn cô mà nói, “Coi như là bồi thường vì anh không còn là độc thân.”

Cô cười phá lên trước cách giải thích đầy cưỡng ép của anh.

Andre cũng lặp lại lời như thế trước mặt cha xứ, nhưng chờ anh ấy lại là một cô dâu chân thành thiết tha hơn: cô ấy mặc váy trắng, lệ nóng ứa ra nơi đôi mắt xanh lại không dám chớp mắt, sợ sẽ bỏ qua một giây bất kỳ trong khoảnh khắc linh thiêng này.

Hai người cùng trao nhẫn cho nhau, dưới cái nhìn của người thân và cánh truyền thông, trao nhau nụ hôn nồng thắm.

Không biết vì sao khoảnh khắc thiêng liêng này lại làm Hoài Chân buồn cười. Cô càng cười lớn hơn, vùi đầu vào khuỷu tay cười run lên.

Anh thật sự không biết làm sao, “Có gì hay mà cười ghê vậy?”

Cô hé mắt nhìn anh, “Em sợ anh cũng hôn em. Kỳ lạ quá.”

Anh cũng bật cười.

Hoài Chân vẫn còn nhớ rõ những chuyện xảy ra vào sáng sớm cuối cùng ở Washington cùng anh. Lúc anh nắm tay cô băng qua cánh rừng sồi xanh, cả hai đã nhận ra có người đã sớm chờ trong tòa thị sảnh ở sau rừng cây, nhưng họ không hề nghĩ đến việc trốn thoát. Đặc khu Columbia là một nơi ôn hòa, đối phương đã chọn địa điểm ở đây chứ không phải nơi nào khác, chứng tỏ cũng đã đủ mềm mỏng với họ. Nếu không phải ở đây thì cũng là nơi khác, suy cho cùng bọn họ cũng không tránh được.

Cho đến mấy tháng về sau khi cô nhớ lại lời anh nói, rốt cuộc cũng mới ý thức được lúc ấy anh đã tự tin vào tương lai của cả hai thế nào. Anh biết người lớn trong gia đình da trắng sẽ dùng thủ đoạn gì với thành viên kết hôn cùng người da màu, bỏ trốn rời nhà: ép đưa về châu Âu đi học, thuê người giết hại con trai và tình nhân da vàng đang mang thai. Đằng sau những xác chết cùng bào thai con lai bị sinh non xuất hiện ở nơi hoang vu, là bí mật gia tộc trong gia đình người da trắng.

Địa vị và danh tiếng của Arthur không cho phép ông thực hiện hành vi thuê sát thủ giết người, cho rằng đấy là cách làm hạ đẳng nhất. Muhlenberg ủng hộ chính đảng, có vô số đất đai và mối làm ăn, trên mảnh đất dân chủ này, bọn họ càng lệ thuộc vào danh tiếng hơn cả các chính trị gia thanh danh hiển hách. Cũng bởi vì lý do đó, cho nên danh tiếng của Ceasar không quan trọng bằng danh tiếng của gia tộc. Ceasar hiểu rất rõ tính khí của ông nội, cũng ỷ vào sự hiểu biết của mình về ông nên không lo ngại chu toàn với ông. Anh rất chắc chắn, chỉ cần Hoài Chân không bỏ rơi mình thì Arthur sẽ không làm gì được họ.

Nếu lúc đó cô có nhiều thời gian cân nhắc về chuyện này thì cô đã không nói như vậy. Nhưng người kia chỉ cho cô thời gian mười phút quyết định, làm cô không thể suy nghĩ kịp.

Mấy tháng sau cô vẫn luôn nuối tiếc ân hận, khi anh nhìn về phía cha xứ, đọc lời tuyên thệ kết hôn với cô trong đám cưới của người khác, vậy mà cô lại không hôn anh

Truyện convert hay : Trấn Quốc Chiến Thần
Advertisement

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện