Kim Sơn Hồ Điệp

Thành phố Kansas (4)


trước sau

Trước khi ra ngoài, Hoài Chân nhận được cuộc gọi của giáo sư Trần, ông bảo cô đến tiệm chụp ảnh ở ngã ba để chụp ảnh. Ngày trước hay nghe nói tiệm chụp ảnh của người da trắng rất đắt, không ngờ lại đắt đến thế, sáu tấm ảnh 6 inches lại ngốn hết 20 đô la. Nhưng vì là lần đầu đi máy bay nên nhất định phải dùng —— sau khi đến New York, đến hội nghị liên văn hóa của sáu trường đại học cũng cần một tấm.

Thợ ảnh là một anh chàng da trắng rất khôi ngô, tay xăm hình con rắn, lúc chụp ảnh cứ khen kiểu tóc của Hoài Chân rất đẹp, nói nếu anh ta mà chụp ảnh làm áp phích quảng cáo, nhất định sẽ mời cô làm người mẫu.

Hoài Chân cười hỏi anh ta, có thể làm người mẫu gì cơ?

Anh đẹp trai suy nghĩ một lúc, nói có lẽ là hãng nước trái cây. Bởi vì rất nhiều hãng nước trái cây luôn quảng cáo là có thể giữ được thanh xuân và dáng vẻ thon thả, vừa hay nhìn em rất nhẹ nhàng mà cũng rực rỡ.

Hoài Chân trầm tư.

Anh đẹp trai nói tiếp, ồ đúng rồi, chụp quảng cáo yến mạch ăn sáng sẽ thích hợp hơn —— nhìn em như thể ăn gì cũng có cảm giác thèm thuồng.

Hoài Chân nghe xong bật cười, đúng lúc máy chụp ảnh ghi lại khoảnh khắc này.

Không thể không nói, đây đúng là một thợ ảnh mát tay, trong chớp mắt nhìn thấy tấm ảnh kia, suýt nữa Hoài Chân đã tin bản thân cũng đủ tư cách làm người mẫu quảng cáo.

Vừa ra đến trước cửa, Hoài Chân mượn điện thoại gọi về phố người Hoa ở San Francisco, người nghe máy là A Phúc.

Cô thuật lại sơ sơ về tình hình gần đây của mình với A Phúc, nói mọi chuyện rất tốt, rồi lại hỏi trong nhà thế nào.

A Phúc nghe có vẻ rất vui, nói với cô trong nhà đều rất thuận lợi, gần đây kinh tế bên ngoài phố người Hoa không khởi sắc lắm, rất nhiều người Ý đều ngỏ lời hùn vốn kinh doanh giặt giũ với họ, ông đang bàn bạc chuyện này với La Văn. Lại dặn dò cô đi xa nhớ đừng có tiết kiệm chi li, cần mua gì cứ mua, nếu không có tiền thì gọi điện về nhà, người nhà sẽ bảo ngân hàng Wells Fargo gửi cho cô.

Vì biết cô đang ở nhờ nhà người ngoài nên A Phúc cũng không tiện nói nhiều, chỉ bảo cô lần sau có rảnh thì nhớ gọi điện về.

Báo tin bình an với nhà xong, trong lòng Hoài Chân cũng yên tâm đôi phần.

Giữa thành phố Salt Lake và thành phố Kansas không có sân bay chở khách chuyên dụng, chuyến bay của hàng không Pan Am cũng chỉ là cất cánh từ Oakland mà đi, có điều ngoài hãng hàng không Boeing có khoang gia áp ra, thì dạo này mọi chuyến bay đều bay ở tầng thấp, máy bay sẽ nhiều lần dừng lại ở các bãi đậu tạm thời tại ngoại ô thành phố. Thành phố West Valley ở ngoại ô thành phố Salt Lake, hay Lawrence gần thành phố Kansas đều là điểm dừng của chuyến bay này.

Mười hai giờ trưa, hai cô gái ôm nhau từ biệt, Hoài Chân mời các cô ấy nếu có rảnh thì nhớ thường xuyên đến thành phố San Francisco chơi.

Linh Trân lén nói với cô: “Nhà tôi cũng đề nghị Mạn Lệ thi vào đại học Stanford hoặc đại học Công nghệ California, bởi vì môn toán của em ấy rất tốt. Không thì cô đến đại học Utah đi, có điều theo như cô nói, nếu cô thật sự có thể phát biểu tại hội nghị đó, thì không biết ở bờ Đông có bao nhiêu đại học tranh nhau giành cô cho bằng được đây.”

Hoài Chân cười bảo, “Nói chung thành phố San Francisco cách thành phố Salt Lake rất gần.”

Linh Trân đáp, “Đương nhiên rồi, còn gần hơn với bờ Đông nhiều.”

Chào tạm biệt các cô gái, trên đường lái xe đưa Hoài Chân đến sân bay, giáo sư Trần bảo, “Cháu không cần phải quá lo về chuyện của tiến sĩ Hằng Mộ Nghĩa đâu. Hơn nữa, nếu bờ Đông vẫn khăng khăng bài Hoa, thì giáo sư Philip cũng bày tỏ, nếu như cháu đồng ý xin, ông ấy sẽ chấp nhận cho cháu đến đại học Utah làm học trò của mình.”

Không biết là do thấy cô căng thẳng nên mới cố ý an ủi cô hay gì, nhưng thật sự nghe rất bùi tai.

Khoảng mười một giờ, xe đã đến bãi đậu máy bay West Valley, ở đó có dựng một phòng chờ khá thô sơ. Vì lát nữa giáo sư Trần còn phải quay lại trường, lại bởi vì khi tới khách sạn ở Kansas cô cũng sẽ gọi điện về nhà họ Trần báo bình an, cho nên cũng tạm biệt giáo sư Trần khá đơn giản.

Ban ngày ở thành phố Salt Lake khá lạnh, cô mặc áo khoác dài màu xám, lại quàng thêm khăn quàng cổ đan len màu đỏ nhạt, bọc mình kín mít mà vẫn lạnh tới múc run lẩy bẩy. Nói thật, một phần cũng do cô hồi hộp nữa – bởi vì nhân vật lát nữa cô sẽ gặp lại là “thành viên quan trọng nhất trong hiệp hội nghiên cứu châu Á ở Hoa Kỳ” tiếng tăm lừng lẫy, là nhân vật vĩ đại cô chỉ mới thấy trong sách giáo khoa. Đây đúng là chuyện quan trọng số một khi cô sống lại, không hồi hộp mới là lạ.

Trong phòng chờ, cô mua một ly cacao nóng ở máy bán tự động để làm ấm tay —— dạo này nước Mỹ rất thích triển khai các loại máy bán hàng tự động: máy bán báo, máy bán bao cao su, máy bán sandwich, máy bán thức uống nóng, mà máy thì lúc nào cũng hư hỏng, còn cần khách hàng gọi điện thoại gọi thợ sửa nữa, có thể là vì tiết kiệm nhân lực, mà nói không chừng đó là đặc điểm điển hình của việc tự động hóa.

Vì tay cóng đến mức đóng băng, cô sục sạo trong ví tiền cả buổi mới lấy ra được mấy đồng 25 cent. Lúc bỏ tiền vào, miệng cô còn lẩm bẩm lời giới thiệu khi gặp tiến sĩ ——

“Xin chào tiến sĩ Hummel, cháu là xx. Xin thứ lỗi vì cháu đã lỗ mãng đến làm phiền, bởi vì trước đây lúc tiến sĩ dạy ở đại học Yến Kinh, cháu từng nghe nói đến tên của ngài, vô cùng bội phục kiến thức uyên bác và hiểu biết thâm sâu về lịch sử Trung Quốc của tiến sĩ. Cháu từng đọc cuốn “Chủ nghĩa dân tộc siêu quốc gia” do tiến sĩ viết, thật sự rất thích nó, nên cháu cũng quan tâm đến hiện tượng siêu quốc gia ở khu vực hóa. Lần này đi New York, vừa hay nghe Pro. Chan nói Hằng tiến sĩ sẽ đi cùng chuyến bay này…” Đến Hoài Chân cũng phải tự đảo mắt, đổi sang câu khác chê mình: “Xin lỗi vì cháu đã nói nhiều như vậy, nguyên nhân cuối cùng chính là vì muốn nói chuyện với tiến sĩ, nói không chừng có thể chỉ điểm giúp cháu về bản thảo rách này.”

Mỗi lúc căng thẳng cô đều như thế, phải chuẩn bị lời mở đầu lưu loát thì sau đó cô mới thả lỏng được tâm tình.

Bất thình lình sau lưng vang lên tiếng ho khan, Hoài Chân tưởng mình chiếm dụng máy bán hàng, khiến người xếp hàng đợi lâu, vừa nói xin lỗi vừa đưa tay cầm lấy ly nước, nhưng sờ cả buổi cũng không thấy đâu.

Đột nhiên người xếp hàng bật cười, dùng quốc ngữ rất chính thống, thậm chí còn mang theo giọng Bắc Kinh mà nói: “Nhét thêm một đồng tiền vào đi.”

Hoài Chân sửng sốt, rồi chầm chậm xoay đầu lại, bất giác trông thấy một gương mặt người da trắng trung niên.

Vóc dáng cao to, trông có vẻ phát tướng; gò má rộng, có tướng mạo của người Đức phương Bắc, nhưng trong mắt lại có sự khoan hậu của người truyền giáo: tấm ảnh đen trắng của nhà Hán học nổi danh trong sách giáo khoa – tiến sĩ Hằng Mộ Nghĩa, lúc này lại sống động xuất hiện rành rành ngay trước mắt.

“…” Trong phút chốc Hoài Chân tắt tiếng.

Tiến sĩ Hằng Mộ Nghĩa tưởng cô nghe không hiểu, bèn dùng quốc ngữ chính gốc nói với cô: “Tôi nói là, tiền bỏ vào không ăn, đấm hai cái để máy nhả tiền ra, lại nhét thêm một đồng khác vào thử. Thử lại đi.”

Cô gật đầu một cách máy móc, đập mạnh lên máy mấy cái, đồng tiền từ cửa vào nhả ra, cô lại nhét một đô vào.

Vừa cầm được cốc cacao nóng, đầu óc cô vẫn mơ màng, trong lòng nghĩ nên giới thiệu mình thế nào để lễ phép mà không đường đột, để tự nhiên giới thiệu lời mở đầu đáng chết kia?

Tiến sĩ hằng giơ cốc cacao nóng lên, dứt khoát nói với cô, “Ngẩn ra đó làm gì? Đi thôi.”

Trong một thoáng đầu óc cô trống rỗng, đi theo nói, I haven’t introduce myself yet.

Cảnh sát mặc đồng phục lục quân màu trắng kéo thang lên máy bay ra, tiến sĩ Hằng rất lịch thiệp mời cô đi trước, lại nói, “Không phải vừa rồi cháu đã nói hết rồi sao?”

Những người da trắng xung quanh đưa mắt nhìn hai người, đều cảm thấy kỳ lạ: vì sao một người Mỹ nói tiếng Trung, còn một người da vàng lại nói tiếng Anh, thế mà bọn họ có thể thuận lợi trao đổi?

Sau khi ngồi xuống ghế gần cửa sổ, rốt cuộc tiến sĩ Hằng cũng đổi sang tiếng Anh, học giọng điệu chê bai của cô đó: “My name is Waaizan, I really like your literature blablabla…Oh sorry, what’s the name of it?” (Tôi tên là Hoài Chân, tôi rất thích tác phẩm của ngài… Ồ xin lỗi, tên nó là gì nhỉ?”

“Supranational Nationalism.” (Chủ nghĩa dân tộc siêu quốc gia.)

“Good.” Tiến sĩ Hằng nhận lấy chai nước Evan trong tay tiếp viên, đưa một chai cho cô rồi nói, “Bây giờ chúng ta cùng nghiên cứu chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của siêu quốc gia nào. Cháu có mang theo bài viết không? Hay cháu không định để tôi xem?”

Cô nhanh chóng lấy bản thảo đánh máy ở trong cặp tài liệu ra, hai tay đưa cho ông.

Tiếp viên thông báo cho hành khách là sẽ đến thành phố Kansas sau bốn tiếng nữa, tiến sĩ Hằng có vẻ rất sốt sắng (“Cái gì? Chỉ có bốn tiếng thôi sao?”) lấy kính một mắt ở trong cổ áo ra, nhanh chóng đọc lướt qua hai lần. Ông kết luận súc tích là bài viết rất mượt, và người Mỹ sẽ không bới ra được bất kỳ vấn đề ngữ pháp câu cấu trúc nào, nhưng cũng nói với cô ấy là nội dung có thể được bổ sung hơn nữa.

Đề nghị ông ấy đưa cho Hoài Chân là: Talk something about Dera and Heung. (Nói thêm về Dera và Hồng đi.)

Vụ bê bối ngày trước của Hồng gia chỉ là một trong những thủ đoạn để đảng Cộng hòa đấu tranh đoạt lại California với đảng Dân chủ. Nhưng bọn họ lại chẳng ngờ giữa chừng xuất hiện một Dera, bỏ qua vấn đề chủng tộc, quyết định kết hôn với Hồng gia ở trên đài hành quyết, vô hình trung đã cho đảng Dân chủ rất nhiều phiếu bầu.

Hoài Chân hỏi ông, nói có nên tìm kiếm một chính trị đứng đắn trong lúc diễn thuyết không, để cô có được sự ủng hộ của lực lượng chính trị nào đó.

Tiến sĩ Hằng Mộ Nghĩa nói nên thế, nước Mỹ là một quốc gia giỏi diễn thuyết, mà điều đó thường xuyên dùng trong chính trị, ví dụ như lúc kêu gọi phiếu bầu vì quyền lợi của mình, các đảng phái đều rất thích nói chuyện hoang đường lừa gạt kẻ khác trong lúc phát biểu, mà lần nào cũng rất hữu hiệu.

Sau đề nghị đó, ông còn tổng kết một câu bằng giọng Bắc Kinh chính gốc, “Tóm lại là thử chút đi.”

Truyện convert hay : Cấm Dục Tổng Tài, Cầu Buông Tha

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện