Khẩu AK Ta Bá Chủ Thế Giới Song Song Cổ Đại

48: Họ Phùng


trước sau

Advertisement


Đúng vậy là đây là chỗ bán nô lệ.

Bân là 1 người hiện đại được giáo dục sâu sắc về nô lệ, chủ nô luôn coi họ là tài sản, là công cụ biết nói chứ không phải con người.

Mặc dù có nhiều nô lệ có tri thức, có ảnh hưởng tới lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên là người hiện đại nên hắn cực kì hận chế độ nô lệ, đên tận bây giờ khi sống trong thời đại này 4-5 năm cũng không thay đổi suy nghĩ của hắn.

Hắn coi chế độ nô lẹ là thù địch, mặc dù thời phong kiến đã xóa bỏ chế độ nô lệ nhưng không xóa hoàn toàn, có 1 hình thức nhẹ nhàng và có tính người 1 chút là nô tỳ, họ có thân phận cao hơn nô lệ nhưng sống chết vẫn dựa vào chủ nhân.
Người Trung quốc thời nhà Đường, Tống tuy xóa bỏ mua bán nô lệ trong nước nhưng người nước ngoài đem nô lệ nước ngoài mang vào bán thì vẫn OK không phạm luật, luật này chỉ có tác dụng với người của các triều đại này.

Hắn vẫn còn giữu rất nhiều tư tưởng, suy nghĩ hiện đại, ngoài nô lệ, nô tỳ ra thì mặc dù thời phong kiến hắn cũng cực kì căm thù chế độ nông nô, giai cấp địa chủ.

Mặc dù chế độ này, mối QHSX là hoàn toàn phù hợp với thời phong kiến, nó khiến cho xã hội phát triển hơn thời kì này.

Nhưng hệ thống giáo dục thế giới trước đã khiến hắn ăn sâu vào máu sự căm thù và thống hận đó, cho dù là hệ thống giáo dục TBCN hay XHCN thì bất kì ai học tập và sống tại môi trường 2 chế độ này đều cực kì căm thù quan hệ sản xuất địa chủ và nông nô hay chủ nô và nô lệ.
Bân nhìn cái khu mua bán nô lệ này mà lòng đầy phức tạp, thời nhà Đường cấm nhưng Bây giờ không phải thời nhà Đường mà là nhà Tùy.

Bây giờ vẫn là thời kì đầu chế độ phong kiến, mua bán nô lệ vẫn còn, thậm chí là người Hán với nhau, người nước ngoài thì càng không nói.

Hắn nhìn trân trân lòng cuộn song nhưng cái đầu lạnh của hắn vẫn làm cho khuôn mặt bình tĩnh, vì hắn nhìn nó chả khác gì mấy bộ phim hắn xem cả.

Hắn biết đối xử với con người như này là không tốt, nhưng thời nào quan niệm đấy, chưa kể thời phong kiến nhiều người tình nguyện làm nô tỳ cho nhà quyền quý, để nhận sự bảo hộ cũng như cuộc sống sung túc hơn, được ăn no.

Chứ ra ngoài khi mà bên ngoài không đất, không tiền, không ai bảo vệ, nhất là thời kỳ đầy biến động đánh nhau tùm lum, giặc cướp nổi lên như ong thì có mà chắc chắn chết.

Thế nên hắn hiểu không phải cứ đứng lên hô hào xóa bỏ này nọ là xong, làm không cẩn thận thì có ngày đất nước loạn cào cào như thời nhà Hồ rồi lại mất nước thì toi.
Vương Lâm đuổi theo và chạy đến chỗ Bân đang đứng, rồi cùng nhìn về phía hướng mắt của Bân.

Bên ngoài đang có cuộc mua bán với mấy nô lệ khỏe mạnh chỉ đóng mỗi khố cả nam và nữ đang mời chào chèo kéo khách hàng mua bán và trả giá,.Vương Lâm nói:
-Sơn công tủ cũng hứng thú với đám nô lệ này sao?
Bân dít 1 hơi thuốc dài và thở ra đầy khói nói:
-Vương tộc trưởng nói thật với ngài, trong các nghề buôn thì buôn muối đứng đầu, buôn gạo thứ 2, buôn sắt thứ 3, thứ 4 chính là buôn người.

Nguồn tài phú lớn như vậy, thương nhân chúng ta nỡ lòng nào mà bỏ chứ.
-Vương tộc trưởng cchawcs cũng không bỏ được mối lợi lớn thế này
Vừa nói Bân nhìn vào mắt Vương Lâm.

Cả 2 im lặng 1 chút rồi cùng nhau bật cười lớn.

Vương Lâm noi:
-Nếu ngài đã cao hứng như vậy thì mời ngài vào thưởng lãm cơ ngơi của chúng tôi.

Mời!
Bân :
-Mời!
Cả 2 đi vào trong khu bán nô lệ, mùi trong này khá nồng và hôi, thỉnh thoảng có tiếng hét của nô lệ, các nô lẹ tất cả chỉ đóng khố và bị trói lại bằng dây thừng, nhiều người không bị trói thì bị nhốt trong cũi.

Trên người không có vấn đề gì, trên vai người nào cũng có dấu thích bằng đồng nung đỏ dí vào là chúng minh thân phận nô lẹ của họ.

Những tiếng hét kia là những người mới mua về hoặc mới bị bán làm nô lệ lần đầu cũng như tiếng đnahs đạp những người phản kháng.

Đó là khu nô lệ, còn có 1 khu là khu nô tỳ và những người dàn ông chịu cảnh làm nô tỳ.

Đám này là ngoan nhất vì họ được đối xử tốt hơn cũng như toàn đám tự ý bán mình để trả nợ hoặc bị tội mà phải làm nô tỳ.
Ngày xưa thường nghe hình phạt đày nam, bắc, đông , tây 1000 hay 3000 dặm là chỉ khoảng cách từ kinh thành đi theo các phía đó là 1000 dặm hay 3000 dặm.

Tính ra khá nhiều kẻ bị đày từ Trường An xuống đến đây, đến vùng Lĩnh Nam và Giao Châu làm nô tỳ hoặc làm lính thủ biên giới.
Bân xoa xoa mũi liên tục để át đi cái mùi gay mũi , cái mùi tởm lợm còn hơn nhiều hồi đại học ngồi uống nước ven bờ Kim Ngưu.

Tuy nhiên hắn vẫn phải cố chịu đựng và tập trung tinh thần xem cái nơi nhốt nô lệ này.

Thành phần nơi đây rất nhiều, đủ loại màu da như nô lệ da đen châu phi hay ngăm thuộc chủng người Tây á hay Nam Ấn độ mà người hán vẫn gọi Côn Lôn nô, người da ngăm nhưng nhỏ nhắn thuộc chủng Đông nam Á, chủng người Hán, da trắng châu Âu, người Việt, Mông cổ, Hung nô, Khương, Oa hay Nhật Bản,Hmong, Cao Câu Ly, Shinla, Bách Tế v.v.v.v mỗi chủng người sẽ có cái bảng viết xuất xứ của họ treo trước phòng nhốt.

Bân hỏi:
-Vương tộc trưởng, tôi nhớ không lầm nô lệ người Hán chấm dứt thời nhà Hán, Đại Tùy cũng có chính sách cấm buôn bán người dân làm nô lệ, chỉ chấp nhận mua nô lệ là người nước ngoài vào cơ mà.

Người Tùy các ông chỉ có được phép mua bán nô tỳ nếu như người này chấp nhận bán thân hoặc cha mẹ bán con cái làm nô tỳ, cấm chỉ giao dịch nô lệ người Tùy.

Sao ở đây tôi vãn thấy nô lệ người Hán bị ông bán vậy
Vương Lâm cười nói:
-Sơn công tử quả là hiểu biết luật pháp Đại Tùy.


Tuy nhiên nó vẫn còn cách lách luật đó là nhưng người này có thể là người Hán nhưng làm nô cho tộc người Khương, Hung Nô, Tiên Ty, Mông Cổ, Đột Quyết,..

họ chỉ bị bán lại cho chúng tôi.

Đại Tùy quy hết những người này thuộc tộc kia nên không có truy cứu chúng tôi được.
Bân nói:
-Ngài thâm thật đấy, lách luật khá được.
Vương Lâm nói:
-Công tử quá khen.

Tuy nhiên chúng tôi cũng có bản tâm của mình, có đạo đức nghề nghiệp của mình, những người Hán này dù gì cũng là đồng tộc của tôi, tôi cũng không mong sau này Vương gia thất thế, hay có biến cố gì mà bị người khác bán làm nô lệ.

Những nguời này đều là những người trước đây bị cống sang các tộc kia hoặc bị bọn họ bắt qua chiến tranh, hay bị buôn bán bởi những kẻ tại các thành trì biên giới.

Giờ họ bị bán trở lại nên tôi mới mua họ về, cố gắng tìm cho họ 1 chủ nhân tốt để họ có thể sống an nhàn quãng đời còn lại, cố gắng cho họ chuyển qua thân phận nô tỳ cho họ bớt khổ.

Chứ có cái dấu nô lệ kia sau này khó sống lắm”
Bân thầm nghĩ mỉa mai “ ông nhân đức quá cơ, buôn người mà còn bày đặt nhân đức, nhưng xem ra tên này cũng coi là người tốt trong đám buôn nô lệ”.

Bân bình thản nói tiếp:
-Thế còn đám những người khác thì sao.
Vương Lâm nói:
-Hahahaha ! Sơn công tử, khéo lo, đám người Đột Quyết, Hung nô có nhiều nợ máu với chúng tôi, tôi không giết chúng là may, cho chúng làm nô lệ cho bõ ghét.

Đám này toàn là tù binh chiến tranh bị quan binh bán, với đám dân bị các bộ lạc khác chiếm mà bán cho chúng tôi
-Đám Shinla , Khương, Bách Tế, Cao Câu ly bị bán tới đây là tự nguyện thôi, ai bắt ép và cũng không bị cấm.

Riêng đám ao Câu Ly đánh đấm với chúng tôi nhiều, chiếm vùng rộng lớn nhà Hán có nhiều thù với chúng tôi thì tôi cho chúng khổ hơn 1 tý.
-Còn đám Khương, Mân, Oa, Giao Chỉ thì ngài tính toán làm gì với đám man di mọi rợ đó.

Toàn lũ bị quan binh bắt do không nộp thuế, phản loạn xong bán cho chúng tôi.

Mà riêng bọn Giao Chỉ này cũng lạ, bị người Hán chúng tôi chiếm bao năm, biết sức mạnh của Chúng tôi, không an phận thủ thường mà cứ đứng lên phản loạn làm cái gì chứ.

Bao năm giáo hóa từ thời nhà Hán đến giờ vẫn không chịu nằm yên, cứ hơi tý là làm phản loạn, đúng là dân mọi rợ không giáo hóa được.
Bân nghe Vương Lâm nói thì hắn mặt tụy lạnh bang nhưng lòng thề sẽ giết Vương Lâm và nhổ hết toàn bộ chân rết Vương gia đuổi khỏi Vùng Lĩnh Nam này.Cuộc viếng thăm chỗ buôn nô lệ kết thúc khi Bân nhận lời mua của Vương Lâm, hắn chọn những người Việt khỏe mạnh và gia đình của họ.

Đồng thời hắn có mua 1 loạt các nô lệ của tộc khác, từ Mông cổ, Hung Nô, Đột quyết, đến dám người Cao Câu Ly, da trắng, SinLA… Hắn chấp nhận bỏ số tiền bằng 1 nửa số muối hắn vừa bán tương đương với 4000 quan tiền để mua người.

Người Shin la, cao câu ly, Việt thì rẻ thôi nhưng người Đột Quyết, Hung nô, Mông cổ thì khá là đắt vì đám này đều là chiến binh khỏe mạnh, lại còn là kỵ binh.

Thế nên ai mua đám này về thì có thể huấn luyện cho mình 1 đội kị binh khá là ok, vì vậy nên nó mới đắt, thậm chí đắt gấp 4-5 lần bình thường.

Vương lâm có hỏi:
-Sơn công tử mua nhiều đám người thảo nguyên về làm gì vậy? Ngài muốn lập kị Binh ư?
Bân nói:
-Vương tộc trưởng quả là nhìn xa trông rộng! đúng là tôi tính lập kỵ binh.

Như ngài biết, vua nước tôi theo đạo Hồi, còn quê tôi theo đạo Phật, thế nào 1 ngày vua tôi cũng mang quân đi đánh dẹp các tôn giáo khác, nhất là cũng chỉ có ít vùng theo đạo phật tập trung hết chỗ quê tôi, nó rộng ngang vùng Lưỡng Quảng.

Tôi mang về vừa hay có thể lập chi kị binh mạnh mẽ cho riêng mình, chưa kể có thể hiến cho lãnh chúa vùng đạo phật này mà được phong tước vị.

Chiến tranh nếu thắng thì khả năng cao chúng tôi có thể lập nước riêng, là khai quốc công thần phong hầu bái tướng.

Hahahahaha….
Vương Lâm :
-Vậy chúc công tử công thành danh toại,sau này có thể vẻ vang mà tế cáo tổ tiên.

Hahahahhahaha
-Nhân việc này cũng như cảm ơn ngài tặng tôi vài đứa nô lệ coi như quà gặp mặt.

Công tử cứ tùy ý mà chọn.
Bân đi nhìn quanh mấy chỗ npoo lệ và nói :
-Vương tộc trưởng này, tôi thấy cách ngài đối xử với nô lệ của ngài thế này làm khách hàng mệt lắm.
Vương Lâm nói:
-Sơn công tử có gì xin chỉ giáo !
Bân:
-Ngài cho nô lệ ăn vừa khiến chúng không sụt cân, làm khách hàng có đánh giá tốt thì được rồi.

thì được rồi.

Nhưng ngài lại để mặt mũi chúng lấm lem thế này thì khách hàng đánh giá hàng làm sao được.


Chưa kể ngài cũng không đánh giá được hàng mình cái nào tốt, cái nào xấu.
-Tôi kiến nghị ngài nên cho đám nô lệ này rửa mặt sạch sẽ, đầu tóc cũng để gọn nó lại.
-Tôi lấy ví dụ này: nam nô cần khỏe mạnh, chỉ nhìn thân thể, cái này thì đúng ngài bán được 10 quan, ngài bán được giá cao nhưng giỏi lắm thì chỉ đươc thêm vài quan so với nam nô bình thường khoảng 5-7 quan.

Nhưng nếu nam nô có thêm nhan sắc thì ngài có thể bán giá gấp đôi, nhất là các bà mệnh phụ,quả phụ cô đơn, cần nam nô an ủi thì ngài bán cho họ giá gấp 3- mà họ vẫn điên cuồng mà mua.
-Nữ nô cũng vậy ngoài cần khỏe mạnh để làm việc cho chủ nhân còn phải bồi chủ nhân ngủ ban đêm, ngài cho bọn chúng rửa mặt sạch sẽ , khách hàng thấy đẹp sẽ mua vì bọn này ngoài làm công việc đồng áng bẩn thỉu còn là bộ mặt của chủ nhân để làm nữ tỳ.

Lúc này ngài hét giá bao nhiêu chả được.

Chưa kể ngài phân loiaj mặt hàng theo từng cấp mà định giá cho từng loại.

Tôi dám chắc rằng nhiều đứa trong này ngoài khỏa mạnh, ngực lớn , mông lớn để sinh thế hệ nô lệ khỏa mạnh tiếp theo còn có chút tư sắc.
-Nhờ đó mà ngài chỉ có ít hàng xấu mà đa phần các nô lệ lia bán được giá cao phù hợp với nhu cầu người mua.

Khách cần loại hàng nào thì dẫn vào khu đấy, chả giá là xong, vừa đỡ tốn thời gian mà số lượng nô lệ bán ra còn nhiều hơn, nhanh hơn cũng thanh lý được hết đống hàng hóa tồn kia.

Đỡ mất công chờ đợi, mất công nuôi chúng lâu dài.
-Tôi nói thật trong đám này tôi đảm bảo nhiều đứa ngài định giá 5-7 quan sau khi rửa sạch sẽ có khi ngài bán được 10-20 quan cũng không chùng, có đứa được thật thì đến cả tram quan cũng có
Vương Lâm híp mắt mà cười lớn nói:
-Cao kiến! Qủa là cao kiến! Cảm ơn lời nói của Sơn công tử mà làm tôi ngộ ra nhiều thứ.

Nghe công tử nói mà tôi thấy mình như đọc vài cuốn sách vậy.

Ngài nói vậy tôi mới biết mình ấu trĩ đến mức nào, bao năm qua bán đám này làm tôi chắc lỗ cả vạn quan rồi.

Đa tạ! Đa tạ! Tôi sẽ cho đám thuộc hạ làm ngay.
Bân nói:
-Ngài cứ sắp xếp công việc.

Đoàn buôn của tôi dẫn đám nô lệ lên thuyền về trước.

Tôi ở lại về theo chuyến sau.

Còn đám quà của ngài để khi nào ngài dọn dẹp xong tôi sẽ quay lại chọn.

Khong phải lo đâu, tôi chỉ cần mấy đứa khỏe mạnh bình thường mà thôi, không chọn dám có giá cao đâu.

Tôi đi biển nên cần bọn khỏe mạnh , bọn có sắc nhưng không khỏe chọn làm gì, đi biển chỉ có chết.
Vương Lâm:
-Công tử cứ nói quá! Tôi sao có thể hà tienj với công tử được chứ.

Cậu tặng tôi cả đống muối giá rẻ tính ra cậu thiệt mấy ngàn quan, đám này có mấy đứa thì bõ bèn gì.

Công tử cứ chọn mấy đứa khỏe mạnh mà dung, tôi m,à cau mày 1 cái thì không còn là tộc trưởng của Vương gia tại cái đất Lĩnh Nam này.
Vương lâm vừa nói vừa nói vừa cười nhưng trong lòng cũng hơi nổi sóng: “ May thế, may mà thằng này nó chỉ chọn mấy dứa khỏe mạnh đi biển, chứ nó chọn mấy đứa cao giá trong đám lấm lem kia thì mình mất đống tiền”.
Sau vụ làm việc với Vương Lâm hắn sẽ đi tìm các gia tộc người Việt tại vùng Lĩnh Nam này để tiến thêm 1 bước thiết lập quan hệ cũng như chân rết của hắn tại đây.

Hắn nhắm tới họ Phùng.

Vì hắn chắc chắn không quên được trong lịch sử Việt Nam có nói về Bố cái Đại Vương Phùng Hưng.

Phùng Hưng là người trong Gia tộc họ Phùng là 1 hào trưởng Đất Đường Lâm, tóm lại là ông cực kì giàu có và thế lực nhất vùng.
Bân không cần thông tin này lắm vì cha của Phùng Hưng vốn dĩ là con Phùng Hạp Khanh.

Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên, Phùng Hạp Khanh đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế).

Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người.

Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử.

Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ.

Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt).

Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất.

Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt.
Khổ nỗi gốc tích của Phùng Hạp Khanh là họ Phùng phục vụ Vua Hùng từ trước, có gốc là người Mân Việt.


Họ Phùng tại Lĩnh Nam hiện nay lại có nguồn gốc từ Trung Nguyên.

Nhưng Bân biết là hiện giờ người nắm quyền Lực lớn nhất vùng Lĩnh Nam cũng như họ có thế lực lớn nhất vùng Lĩnh Nam là họ Phùng với người dẫn đầu là Phùng Bảo làm Thái Thú và cháu của ông ta Phùng Áng sau nhiều chiến tích dẹp loạn hiện tại là Cao Châu thứ sử.
Họ Phùng tại Lĩnh Nam là hậu duệ của hoàng tộc họ Phùng nước Bắc Yên thời Ngũ Hồ thập lục quốc.

Hoàng đế Phùng Hoằng do không chịu đầu hàng Bắc Ngụy lên đã dẫn bộ chúng chạy trốn sang Cao Câu Ly, sai Phùng Nghiệp cùng ba trăm người vượt biển sang quy hàng Lưu Tống.

Sau đó, Phùng Hoằng bị giết ở Cao Câu Ly, Phùng Nghiệp vì thế định cư ở Phiên Ngung, đến thời cháu ruột Phùng Dung thì xuất sĩ làm quan cho triều Lương, giữ chức thứ sử của La châu.

Con của Phùng Dung là Phùng Bảo lấy con gái một họ tộc lớn người Nam Việt làm thê, trở thành một thủ lĩnh của tộc Nam Việt, được triều đình phong làm thái thú ở bản quận, Phùng Áng là cháu nội của Phùng Bảo.
Những năm đầu Nhân Thọ (601-604), Phùng Áng là huyện lệnh của huyện Tống Khang, tộc Lão (một chi của tộc Nam Việt) tại 5 châu gồm Triều châu và Thành châu nổi dậy, Phùng Áng chạy đến kinh thành Trường An xin triều đình thảo phạt.

Tùy Văn Đế hạ chiếu cho tả bộc xạ Dương Tố thảo luận tình thế với Phùng Áng, Dương Tố rất ngạc nhiên trước tài năng của Phùng Áng, bẩm lại: "Không ngờ rằng trong đám Man Di lại sinh ra được người như thế này".

Tùy Văn Đế lập tức hạ chiếu lệnh cho Phùng Áng lĩnh binh ở khu vực Lương Quảng để trấn áp nổi dậy.

Sau khi đánh dẹp quân nổi dậy, Phùng Áng được nhậm chức Hán Dương thái thú.
Sau đó, Phùng Áng lại trấn áp thành công cuộc nổi dậy của một người Phiên Ngung là Vương Trọng Tuyên , đánh bại bộ tướng Trần Phất Trí của Vương Trọng Tuyên và xử trảm, vì thế được trao chức Cao châu thứ sử.Phùng Áng đã theo Tùy Dạng Đế xâm lược Cao Câu Ly, được thăng làm "tả vũ vệ đại tướng quân".
Phùng Áng cũng cai trị địa phương một cách tốt đẹp, thu được nhân tâm.

Đến khi Phùng Áng qua đời, được truy tặng là tả kiêu vệ đại tướng quân, Kinh châu đô đốc.

Phùng Áng có 30 người con trai.
Họ Phùng Việt Nam có gốc từ tên bộ tộc Phùng, bộ tộc Phùng là một dòng họ có thế lực ở vùng ven biển giữa Quảng Châu và Hà Nội.

Phùng Hạp Khanh, thân phụ Phùng Hưng, là quan nhà Đường trấn thủ tại châu/huyện Đường Lâm.

Cha ông Phùng Hưng làm quan cho nhà Đường nhưng cũng là những lãnh tụ khởi nghĩa của người Việt, một hiện tượng phổ biến thời Bắc thuộc.

Phùng Hưng là cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, người đã từng dự tiệc ở cung vua Đường Cao Tổ và làm quan lang ở đất Đường Lâm; là con của Phùng Hạp Khanh, người đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, sau về quê trở nên giàu có, trong nhà có hàng ngàn nô tỳ.
Họ Phùng Việt Nam là dòng họ không lớn, số nhân khẩu không đông, nhưng họ Phùng Việt Nam lại được hình thành từ khá lâu đời - từ thời Hùng Duệ Vương thứ 18.

Trong buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc, họ Phùng Việt Nam có thể đã định cư, sinh sống chủ yếu ở vùng đất trung tâm của nước Đại Việt, đó là đất Sơn Tây, Phú Thọ, Hà Đông, Hà Nội, Vĩnh Phúc ngày nay.

Trải qua các cuộc chiến tranh, qua quá trình mở rộng biên cương của đất nước về phía Nam, quá trình di cư tự do, quá trình hôn phối giữa các dòng họ qua các thời đại, và ngày nay qua chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới… người họ Phùng đã di chuyển sinh sống ở khắp các vùng miền Bắc - Trung - Tây Nguyên - miền Nam, và ở ngoài nước.
Theo dòng lịch sử, các dòng họ Việt đều có chung một gốc, đó là từ một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

Vị tổ đầu tiên của các dòng Việt là Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Từ trước Công nguyên - Hùng Duệ Vương, đã có ông Phùng Đặng và vợ là bà Lưu Thị Tuấn là người đức hạnh ở làng Thung Xá, huyện Đông An, phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam sinh ra một người con trai, “cha mẹ đặt tên là Lực, cho theo học thầy Hiên Đường.

Chỉ mấy năm mà văn chương thấu suốt nơi cửa Khổng Mạnh, tài thao lược đâu kém Tôn, Ngô.

Từ thiên văn, địa lý, nhân sự đều am tường, ai ai cũng coi là thánh đồng, bạn bầu cùng lứa đều thán phục tài nghị luận”.

Năm 40 sau Công nguyên, có nữ thần tướng Phùng Thị Chính, đã phất cao ngọn cờ nương tử theo Hai Bà Trưng đền nợ nước trả thù nhà; nữ thần tướng song sinh Phùng Thị Tú, Phùng Thị Huyền (Ả Tú, Ả Huyền) là hai chị em song sinh ở thôn Rau Cốc chiêu mộ binh sĩ góp sức theo Hai Bà Trưng cứu nước; năm 528 có Hữu tướng quân Phùng Thanh Hòa; Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng thế kỷ thứ VIII năm 791.
Vào thế kỷ 7, sau khi nhà Đường thống trị Lĩnh Nam (bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam), các cuộc khởi nghĩa của cư dân bản địa nổ ra chủ yếu ở Ung Châu và Dung Châu, nhất là ở vùng ven biển giữa Quảng Châu và Hà Nội.

Đóng vai trò nổi bật trong các cuộc kháng chiến đó là hai bộ tộc Ninh và Phùng với các thủ lĩnh họ Ninh và họ Phùng.
Họ Phùng là một dòng họ rất có thế lực ở vùng ven biển phía Tây Quảng Châu.

Ông tổ Phùng Áng có bố là người phương Bắc và mẹ là con gái một thủ lĩnh bản địa.

Phùng Áng là quan của nhà Tùy, từng đến kinh đô nhà Đường và sau đó thành quan nhà Đường ở Quảng Đông.

Trong số các lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa chống Đường của người Bách Việt ở Lĩnh Nam có một loạt người họ Phùng như Phùng Huyên ở vùng ven biển Liêm Châu (từ năm 623), Phùng Lân ở Quảng Châu (từ năm 728), Phùng Sùng Đạo (từ năm 769) và hai anh em Phùng Hưng, Phùng Hãi (từ năm 791) ở Bắc Việt Nam.
Như vậy, họ Phùng của Phùng Hưng là một họ quí tộc lớn của người Bách Việt, đã từng lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường.
Lịch sử họ Phùng là vậy , có nhiều bản thể và công nhận, nhưng họ Phùng ở Việt Nam có từ đời Hùng Vương còn Lĩnh Nam có từ thời ngũ hồ thập quốc.

Họ Phùng ở Giao Châu thì không nói nhưng Giống như Lí Nam đế thì họ Phùng ở Lĩnh Nam thì có tổ tiên là người Hán, hoàng tộc nước Bắc Yên.

Họ Phùng Lĩnh Nam ở đây cũng sống nhiều đời, đến đời Phùng Áng đã là đời thứ 7 rồi, các đời đều lấy vợ là Người Việt.

Để đứng vững chân vùng đất này , là con gái thủ các thủ lĩnh tộc người Việt, nên họ giờ coi mình là người Việt cũng như AND của họ chỉ còn 1/7 là người Hán , 6/7 là người Việt.
Bân nhớ có 1 chi tiết trong sách sử có viết khi hắn đi du lịch phía Trung Quốc, có đoạn viết :
Có người khuyên Phùng Áng, nói rằng: "triều Tùy đã diệt vong, hải nội xáo động, Đường tuy nhận lấy vận mệnh mà hình thành, nhưng lòng người chưa phục, Lĩnh Việt chưa thuộc về ai.

Hãy bình định 20 châu, đất đai rộng vài nghìn lý, danh vị chưa chính, thỉnh các hạ xưng là Nam Việt Vương".

Phùng Áng nói: "Gia tộc ta đã sống ở đất Việt [Lưỡng Quảng] được 5 thế hệ, chức mục bá duy có họ nhà ta nắm giữ, trai gái ngọc lụa ta đều có, nhân sinh phú quý như ta hẳn là hiếm.

Ta thường lo sẽ làm hỏng cơ nghiệp của tổ tiên, vậy mà còn có thể xưng vương sao?".
Sau khi triều Tùy diệt vong, Phùng Áng nhanh chóng trở về Lĩnh Nam, trở thành thủ lĩnh của các chi người Nam Việt, quân đội có 5 vạn người.

Các danh tặc ở Phiên Ngung và Tân Hưng như Cao Pháp Trừng , Tiển Bảo Triệt nhận Lâm Sĩ Hoằng làm chúa, giết quan viên địa phương, bị Phùng Áng đem quân đánh bại.

Con trai huynh trưởng của Tiển Bảo Triệt là Tiển Trí Thần lại thu thập binh sĩ để cự chiến, Phùng Áng lại dẫn quân tiến đánh.

Khi hai bên vừa mới giao chiến, Phùng Áng liền cởi khôi giáp và hét lớn:"Bọn ngươi có nhận ra ta không?", quân địch lập tức đầu hàng, Tiển Bảo Triệt và Tiển Trí Thần bị bắt.

Phùng Áng chiếm được các khu vực Phiên Ngung, Thương Ngô, Chu Nhai, tự xưng là tổng quản.
Đến đây Bân giật thót mình 1 cái.


Mẹ nó chứ triều Tùy mới diệt vong mà Phùng Áng có đội quân 5 vạn người.

Đã thế còn là thủ lĩnh vùng lĩnh nam, quân đội sau này còn mở rộng thêm.

Đây là kẻ có cả tài năng quan sự lẫn chính trị.

Đến lúc nhà Tùy diệt không biết hắn có 5 vạn quân không cũng là 1 ẩn số thế mà Phùng Áng lại có , mà đến khi Lí thế dân lên ngôi thì quân đội chắc không dừng ở con số 5 vạn.

Thế lực của hắn mạnh đến mức mà chính ngay cả nhà đường lúc quân đội thiện chiến nhất cũng phải ngại.

Bân đã chọn đây là thế lực đáng gờm và cần có biện pháp nếu không thì hắn chỉ costheer bo bo vùng Giao chỉ gồm bắc bộ và Bắc trung bộ hiện nay.

Muốn chiếm cả Lĩnh Nam chắc cần đến 10 năm nữa để ổn định tình hình đất nước cũng như phát triển kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật mới có thể đánh chiếm mà phải đánh lấn chứu không đánh diệt 1 trận.
Tiếp theo là Năm Vũ Đức thứ 5 (622), Phùng Áng bắt đầu xin nội phụ triều Đường, Đường Cao Tổ trao cho Phùng Áng 8 châu: Cao, La, Xuân, Bạch, Nhai, Đam, Lâm, Chấn.

Đường Cao Tổ phong chức Thượng trụ quốc, Cao châu tổng quản; phong tước Việt quốc công cho Phùng Áng.

Các nhi tử của Phùng Áng cũng được phong chức: Phùng Trí Đái là Xuân châu thứ sử, Phùng Trí Úc là Đông Hợp châu thứ sử.

Sau đó, Phùng Áng được cải phong là Cảnh quốc công.
Những năm đầu Trinh Quán (627-649), có người khuyên Phùng Áng nổi dậy, Phùng Áng cử binh đến biên cảnh.

Đường Thái Tông hạ chiếu phái hữu vũ vệ tướng quân Lận Mộ dẫn binh sĩ vùng Giang Hoài đến thảo phạt Phùng Áng.

Ngụy Trưng, biện luận rằng binh lính cần nghỉ ngơi, đánh thắng Man Di cũng chẳng oai phong, và Phùng Áng cũng không tiến công các châu huyện xung quanh.

Đường Thái Tông vì thế đã phái tán kị thường thị Vi Thúc Hài đến chỗ Phùng Áng dụ hàng, Phùng Áng phái Phùng Trí Đái đến triều đình làm thị vệ.

Đương thời, quân của Lận Mộ đã xuất, rất muốn lập công, phái phó tướng thượng thư nói rằng có thể đánh bại Phùng Áng, song Đường Thái Tông không chuẩn, Lận Mộ bãi binh.
Năm Trinh Quán thứ 5 (631), Phùng Áng đến Trường An yết kiến Đường Thái Tông, được ban thưởng rất nhiều.

Không lâu sau, các chi tộc Lão ở La châu và Đậu châu, Phùng Áng thụ mệnh suất hai vạn quân làm quân tiên phong.

Quân nổi dậy cố thủ ở nơi hiểm yếu nên việc tiến công gặp khó khăn, Phùng Áng bảo với thuộc hạ rằng sẽ bắn tên để xem có thể thắng được không, kết quả bắn bảy phát tên giết chết bảy người, quân nổi dậy thoái lui, Phùng Áng cho quân truy kích, chém được hơn nghìn thủ cấp.

Đường Cao Tổ hạ chiếu cho Phùng Trí Đái hồi hương thăm thân, ban thưởng nhiều không kể xiết, nô tì nhiều đến vạn người.
Đến đây Bân lại nhận thấy Phùng Áng là 1 lãnh đạo có tầm nhìn khi mà hắn chấp nhận quy Phục nhà Đường khi mà hắn cho dù mạnh , Nhà đường mà tổng lực đánh xuống thì hắn cũng thua, nhà đường cũng thắng thảm.

Nếu như thắng thảm thì chúng sẽ trả thù dòng họ nhà ông, trả thù con dân ông, cướp phá kháp vùng Lĩnh Nam này khiến trăm lầm than.

Vì đằng nào cũng thua nên ông đã quy phục nhà Đường, không xưng vương, nhờ vậy mà người dân Lĩnh Nam không bị chiến tranh tàn phá mà dòng họ của ông cũng được bảo tồn, con cháu giàu có mà vẫn giữ quyền lực chính trị cũng như ảnh hưởng tại Lĩnh Nam nhất là với các tộc người Việt.
Bân thề sẽ không để điều đó xảy ra vì dù nhờ thế mà dân chúng bớt khổ, nhà ông giàu có ấm no nhưng người Việt bị đồng hóa sạch, có người thành người Hán, có vùng xâu vùng xa dù không bị đồng hóa nhưng cũng mất luôn bản sắc, không coi mình là người Việt nữa mà thành dân tộc hoàn toàn khác.

Sau này họ vẫn thù người Việt và khi Lí Thường Kiệt mang quân lên chiếm vẫn bị đánh như thường.
Qua đây hắn cũng thấy được tâm lí Phùng Áng qua những dòng lịch sử và cách làm việc của người này.

Ông ta nhìn rõ thời thế và chỉ ngả theo những người mà thời thế chọn họ, hay nói lại là họ mạnh mà ông không có phần thắng nào.

Thử hỏi nếu như ông ta đủ mạnh đấm nhà đường hay Lí Uyên, Lí thế dân không trượt phát nào thì ông ta có xưng vương, xưng đế lập quốc không.

Câu trả lời là có.
Mới đầu ông ta không xưng Vương lập quốc vì khi đó nhà Tùy mới diệt, thế lực ông ta chưa ổn định để thống trị hoàn toàn vùng Lĩnh nam và Giao chỉ.

Ngoài ra các thế lực ở Trung Nguyên đang đánh nhau tùm lum, chưa phân ai mạnh yếu.

Chính vì thế mà ông ta không xưng vương, xưng đế lập quốc để tránh mũi dùi các phe dã lập quốc vào mình để có thời gian ổn định phát triển.

Bằng chứng là ông đã dẹp loạn 1 loạt các thế lực nổi dậy đòi tách ra lập quốc.
Khi ông ta mới ổn định Lĩnh nam còn giao chỉ chưa ổn định được vì các thái thú ở đây vẫn coi mình là quan lại nhà Tùy hoặc theo nhà Đường , lúc này nhà Đường cũng là thế lực mạnh nhất.

Tầm nhìn ông ta vẫn cực kì minh mẫn khi chỉ xin nội phụ nhà Đường, vì lúc này Lí Uyên chưa thống nhất các thế lực Trung nguyên và ông ta mới chỉ là thế lực mạnh nhất mà thôi.

Đến đời Lí thế dân thì ông ta còn khoe sức mạnh quân sự của mình khi đưa quân tới biên cảnh lĩnh nam với nhà đường.

Chỉ đến khi nhà Đường của Lí Thế Dân thống nhất trung nguyên, ổn định nội bộ sau vụ Huyền Vũ Môn và đánh bại Thổ cốc Hồn cùng Đông đột Quyết, giải quyết tát cả nguy cơ ngoại xâm lẫn nội phản thì năm 631 ông ta mới thuần phục nhà Đường bằng việc đến Trường An diện Kiến Lí Thế Dân.
Nếu như ông ta đủ mạnh và không sợ Lí Thế dân cùng nhà Đường, nhà Đường cũng có chút yếu và nhà Đường đang bị quân Đột Quyết cũng như Thổ cốc hồn cho ăn hành lâu dài.

Mọi người dám khẳng định ông ta sẽ cho quân chiếm Giao Chỉ và lập quốc mới xưng đế luôn.

Chỉ đến khi ông ta nhìn rõ sức mạnh của nhà Đường và nếu đánh chắc chắn thua thì ông ta mới bắt buộc quỳ xuống mà thuần phục nhà Đường nhưng cũng dành lại lợi ích lớn nhất cho gia tộc cũng như con dân của ông ta.

Qua đó ta thấy người này chỉ thuần phục kẻ mạnh hơn mình cũng như là 1 con cáo già.

Có thua cũng phải thua cho đẹp, có thua cũng khiến đối thủ phải sợ mình, không dám động vào mình mà gia tộc cũng như con dân mình vẫn có lợi ích lớn nhất.

Kẻ chiến thắng cũng không dám làm gì mình vì chúng không làm gì mình mới đạt lợi ích lớn nhất.

Hắn ta làm nô cho nhà Đường nhưng nhà đường cũng chẳng dám làm gì ông ta vì ông ta là 1 con cờ hữu dụng cũng là người cogias trị mà Lí thế Dân có thể sử dụng.

Ông ta chấp nhận mất cái quyền lợi vô hình khi mình bắt buộc thua nhưng vẫn giữ quyền lợi hữu hình cho mình, quả là 1 lão cáo già.

Nhờ thế mà Phùng Áng là thế lực duy nhất vẫn sống khỏe phây phây, có đầy đủ quyền lợi sau thời kì nội loạn khi nhà Tùy diệt vong, trong khi các thế lực khác thì bị tiệt diệt tróc nã đến tận gốc rễ.
Nhờ phân tích này mà Bân đã tích cực chuẩn bị đối sách riêng cho Phùng Áng, vì ông ta là người duy nhất có thể thuần phục các thế lực khác kể cả các thế lực như Vương gia cũng không bì kịp khi không 1 kẻ nào làm được như ông.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện